CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Bình giảng Phút chia ly

  • Nguyễn Phúc Hải Nguyên
 Chiến tranh lọan lạc đã gây bao nỗi đau khổ trong lòng người.Nỗi buồn sầu,tình thương nhớ,cảnh ngộ cô đơn của người vợ trẻ sau lúc tiễn chồng ra trận thật cảm động!Trong nỗi buồn của người vợ trẻ ấy còn chất chứa nỗi oán hận chiến tranh phi nghĩa làm hạnh phúc lứa đôi tan vỡ,đồng thời nỗi buồn ấy còn thể hiện niềm khát khao của người vợ muốn sống trong tình yêu thương,hạnh phúc trọn vẹn.Đó là tất cả những tâm tư,nỗi niềm được thể hiện trong đoạn thơ " Sau phút chia li " trích trong " Chinh phụ ngâm khúc " của Đặng Trần Côn.
     Mở đầu đọan thơ là âm thanh một tiếng sáo.Nhưng tiếng sáo này không phải là tiếng sáo tươi vui,tiếng sáo xuất hiện trong những bữa tiệc rượu hay tiếng sáo những lúc chia li của những người bằng hữu,mà ở đây là tiếng sáo từ xa vọng lại,tiếng sáo cho sự chia li của đôi vợ chồng trẻ.Kẻ đi người ở lại,tiếng sáo xuất hiện làm cho không gian bỗng trở nên não nùng hơn,hoang vắng hơn.Trong cái không gian ấy,hình bóng của một hàng cờ bay phất phơ,hình ảnh của người chồng ra chiến trường dần dần khuất sau những đám mây trên ngọn núi.Nhìn hình bóng chàng ra dần dần mờ nhạt đi,thiếp chỉ cỏn biết "ngẩn ngơ" trong muôn vàn tâm trạng.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
"Cõi xa mưa" và "buồng cũ chiếu chăn" là hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ.Khi người xưa nói "cõi xa mưa gió" là để ngầm chỉ chiến trường nguy hiểm,còn buồng cũ chiếu chăn để chỉ cho tổ ấm trước đây của hai vợ chồng.Tuy trở về với mái ấm lúc xưa nhưng giờ đây đó lại là một mái ấm hạnh phúc cô đơn.Vì sao ư?Vì hiện thực của cuộc sống quá phũ phàng,hiện thực của một cuộc chia li,của một sự xa cách khắc nghiệt.Tiễn chồng ra đi nơi chiến trường khốc liệt,người vợ trở về tổ ấm cũ trong sự lẻ loi đơn chiếc.Lúc này,người vợ trẻ mới thấm thía được nỗi cô đơn.Người vợ đóai trông theo hình bóng chủa chồng mình chỉ thấy mây biếc núi xanh.ở đây ta thấy nỗi sầu chia li nặng nề,nỗi buồn ấy như phủ lên màubiếc của từng mây,như trải lên màu xanh của núi ngàn.hai hình ảnh mây biếc,núi xanh ở đây chỉ cho sự xa cách."Tuôn màu mây biếc","trải ngàn núi xanh" gợi nên nét mênh mang vần vũ của thiên nhiên.Nỗi buồn chia li thêm da diết,rộng lớn tưởng đến không cùng.Nỗi buồn đã tăng dần,trở thành nổi sầu muộn dâng lên tràn ngập trong lòng người đi kẻ ở.
     Ta thấy trong bốn câu tiếp theo,tác giả đã sử dụng những địa danh ở Trung Quốc:Hàm Dương,Tiêu Tương tượng trưng chosự xa cách của dôi vợ chồng.Cũng như ở bốn câu thơ đầu,ta cũng gặp những hình ảnh đối lập "chàng ngoảnh","thiếp trông".Tuyphải xa nhau nhưng tình cảm của đôi vợ chồng vẫn còn sâu nặng.Chiến tranh phong kiến không chỉ làm cho huynh đệ tương tàn mà còn đẩy bao gia đình vào cảch ly tán,vợ chồng muốn sôang bên nhau trọn đời hạnh phúc má phải chia xa.Bằng những hình ảnh tương phản đối lập với các điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh,tác giả muốn chia đều cảm xúc của hai người,nhấn mạnh nỗi sầu xa cách.Đọc bốn câu này ta thấy tình cảm nhớ thương cứ tăng, tăng dần.Điều đó cho thấy sự chia li ở đây không chỉ là sự chia li về thể xác mà nó còn là sự chia li về tâm hồn.Tuy xa cách nhưng họ vẫn hướng về nhau để tìm thấy,để mãi mãi nhìn thấy nhau.cáng hướng về nhau thì không gian lại càng làm họ xa cách nhau.
     Ở bốn câu cuối,nỗi buồn chia li đã trở thành một khối sầu thuơng nặng trĩu trong tam hồn người chinh phụ.Mọi địa điểm vị trí của câu thơ trước đều bị nhòa mờ đi.Chỉ còn lại những hàng dâu nốii nhau xanh xanh rồi xanh ngắt,xanh đến rộn ngộp,xanh đến não nề,nhứt buốt tận đáy lòng.Để đến cuối cùng người chinh phụ phải thốt lên một lời kêu:'Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?".Như vậy đến lúc náytác giả không tả cảnh ngụ tình nữamà đã chuyển sang tả trực tiếp vào tâm trạng của người chinh phụ,và dường nhu đó cũng là chính tâm sự của tác giả Từ sầu trong câu cuối như đúc kết lại tất cả những cung bậc tình cảm ở những câu trên.Đó là nỗi buồn biệt li đã trở thành nỗi sầu trong lòng người vợ trẻ.


  • Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp 10V
Đề : Bình giảng đoạn thơ cảnh chia ly (câu 49 – câu 64)

     Mở đầu đoạn thơ là âm thanh của tiếng sáo vang vọng cùng hình ảnh “cờ bay phấp phới” của nơi chiến trận xa xôi. Người chinh phu phải ra trận ở chốn xa vời, mịt mùng, không biết khi nào mới trở lại “theo lớp mây đưa”. Để rồi tâm trạng, nỗi niềm người chinh phụ ở nhà càng thêm xót xa, “ngẩn ngơ”, “ nhìn rặng núi” chốn xa kia mà lòng không biết được ngày nào chồng mình mới trở về. Người chinh phu phải dấn thân ra chiến trường, đến một nơi nguy hiểm “cõi xa mưa gió”, chỉ còn người vợ ở nhà quanh đi quẩn lại trong khuê phòng “buồng cũ chiếu chăn”. Đó là kỷ niệm gắn với một thời lứa đôi hạnh phúc của hai vợ chồng, thế nhưng giờ đây tất cả đã là dĩ vãng, đã là quá khứ, để người vợ mòn mỏi trông đợi bóng chồng. “Đoái trông” thể hiện sự tiếc nuối,cố gắng níu kéo, tìm kiếm trong vô vọng bóng dáng ngày nào, hạnh phúc ngày nào đã mãi xa vời. Cả một màu “mây biếc” nối tiếp “núi xanh” như làm trải dài ra khoảng cách xa vợi ấy, như là thử thách lòng người vậy. Hình ảnh ước lệ của “chốn Hàm Dương” và “bến Tiêu Tương” đã phần nào cho thấy sự xa cách rộng lớn về mặt không gian. Người ở, người đi đều trĩu nặng trong lòng nỗi sầu nhớ thương, chàng chốn Hàm Dương còn ngoảnh lại, thiếp bến Tiêu Tương hãy trông sang, đó là tất cả tình cảm nhớ nhung da diết của hai vợ chồng dành cho nhau, dù cho có ở “mấy trùng xa cách”. Thế nhưng những tưởng có thể trông thấy nhau thì tất cả chỉ là trong mong ước mà thôi. “Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy” làm cho người chinh phu, chinh phụ càng thêm buồn tủi, trông ngóng trong vô vọng, nỗi nhớ mòn mỏi hiện rõ trong màu “xanh xanh” của “mấy hàng dâu”. Ở đây thể hiện sự xa cách trùng trùng điệp điệp qua hình ảnh ước lệ “hàng dâu”. Cái sắc từ “xanh xanh” đến  “xanh ngắt” ấy làm cho nỗi mong nhớ thêm khắc khoải mỏi mòn, màu xanh bạt ngàn ngút mắt bao trùm lấy người chinh phụ, khắc sâu thêm nỗi buồn mong nhớ của nàng, nỗi mong nhớ như trải dài ra mãi, lòng chàng và lòng thiếp không biết “ai sầu hơn ai”.

2 nhận xét:

  1. Bài của Nguyên đầu tư khai thác chi tiết nhiều hơn! Bài của Nhàn ý còn sơ sài, chưa phải cách viết bình giảng!
    - Bản vi tính của Nguyên sai chính tả nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. bai cua Nguyen khai thac chi tiet.Noi chug la tuog doi hay,cua nhan con non tay,chua phai cach viet binh giang

    Trả lờiXóa