CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Lyrics: Trầu cau (Phan Huỳnh Điểu)

Ngày xưa có hai anh em nhà kia
Cùng yêu thương ở cùng nhau bỗng đâu chia lìa.
Vì hai người cùng yêu mến một cô gái làng bên,
Nhưng người anh được kết duyên cùng nàng.
Vì như thế nên người em lòng buồn rầu bỏ ra đi khỏi làng...

Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu ?
Kìa sông sâu giòng êm reo như gợi mối sầu
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn biết sao vơi niềm thương
Kìa mây sầu giăng chơi vơi
Làm sao dừng cho nhắn đôi lời
Giòng nước lờ trôi mây trắng cùng trôi qua chốn nao
nơi xa xôi anh say sưa cùng ai đang xe mối tình duyên.
Thôi hết rồi giấc mơ huyền.
Qua bao nhiêu ngày ta đi lang thang bởi vì đâu ?
Ôi ta buồn ta đi quyên sinh cũng vì ai...

Tang tính tình tính tang tính tình bên sông sâu
tình Lang sinh thành phiến đá sầu thương theo ngày qua
Trông ngóng chờ tin không biết vì sao nên Tân sinh
Ra đi mong tìm em thương yêu nỗi niềm thương nhớ.

Qua bao ngày ta đi lang thang cố tìm em
Giòng sông êm đềm trôi cuốn như vương tiếng buồn
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn
biết sao ngăn niềm thương
Trời xanh cùng mây bay cao
Rừng sâu tìm em biết phương nào ?
Nhìn chốn rừng hoang nghe tiếng rừng vang
trong gió ngàn như than van
Bao nhiêu đau lòng sao ta đâu thấy hình em.
Thôi hết rồi phút êm đềm
Qua bao nhiêu ngày ta đi lang thang cố tìm em
Ôi ta buồn ta đi quyên sinh cũng vì em.

Tình tính tình tính tang tính tình tang tính tình
bên sông sâu
Người Tân Sinh gần phiến đá thành cây cau trồi lên Trông ngóng chờ tin không biết chồng sao
Nên bâng khuâng,
trong yêu thương nàng ra đi mong kiếm chồng yêu mến.

Đây cây rừng thông reo vi vu bóng chồng đâu ?
giòng sông ơi nào ai sớt cho vơi mối sầu ?
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn
Biết sao vơi niềm thương
Làn mây chiều đang giăng tơ
Nhìn mây lòng man mác trông chờ.
Kìa gió rừng lên xao xuyến lòng em thương nhớ chàng ôi sao quên ?
Mây ơi xin đừng bay cho ta nhắn vài câu.
Cho thấy chồng bớt nguôi sầu.
ôi đây cây rừng thông reo vi vu biết làm sao ?
Đây hương hồn em xin theo anh đến trời cao.

Tình tính tình tính tang tính tình tang tính tình
Bên sông sâu, niềm tương tư nàng chốc biến
thành ra dây trầu xanh.
Lưu luyến tình xưa âu yếm trầu leo quanh thân cau
Qua bao năm tình thiêng liêng kia thắm cùng mưa nắng...

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Nguyễn Bính - Những mùa xuân tha hương

  • NGƯT Trương Tham
Nguyễn Bính, là một trong những nhà thơ viết nhiều về mua xuân. Nhiều bài thơ xuân của ông cứ như níu lấy hồn người vương vấn chút hương xuân xứ sở: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy..." (Mưa xuân).

Rồi những bài thơ viết trong những mùa xuân xa quê hương lại đem đến một hương vị khác của thơ ông. Một con người yêu quê hương tha thiết, nhưng lại quyết rời quê hương đi khắp miền đất nước, không có cái hơi thở của người "Li khách" trong thơ Thâm Tâm "Li khách, li khách con đường nhỏ. Chí lớn chưa về bàn tay không". Cũng không có nét phiêu bạt của Nguyễn Tuân "Đi để mà viết. Viết để lấy cái mà đi". Không thơ mộng như Hữu Loan, không có cái hùng khí "Lên đường" của Hoàng Cầm ... Có người gọi đó là những chuyến đi định mệnh. Cũng có người gọi nhà thơ là thi sĩ giang hồ. Tôi nghĩ rằng khác, tạo hóa sinh ra mỗi con người hầu như không có ai hoàn thiện. Mỗi một người đều có một cái gì thiếu hụt, khiến chon con người cảm thấy hụt hẫng với nổi buồn bâng khuâng,gọi họ đi tìm kiếm để tự hoàn thiện mình. Cuộc đời ai chẳng là những chuyến đi. Tất nhiên mỗi người một khác. Còn Nguyễn Bính là một nhà thơ.

Năm tháng dài theo những chuyến đi, những mua xuân xa nhà thấm đượm trong khắp các tập thơ Nguyễn Bính tạo thành chất hương thơ quyến rũ đến nao lòng. Nhưng có lẽ phải đợi đến chuyến đi dài, đi lâu của nhà thơ vào phương Nam nổi niềm hoài hương ấy mới thật sự thấm thía. Điều cần tìm chưa tìm được, mùa xuân nơi đất khách, không nhà nhà thơ nhớ về một kỷ niệm thật xa. Một chuyện tình thời thơ dại với một người con gái tên Nhi. Để rồi mơ ước một ngày gặp lại:

Như chuyện Tương Như cùng Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
(Hoa với rượu)

Nhưng mơ chỉ để mà mơ "Chị Nhi đã lấy chồng năm trước. Nhi đến năm sau lại lấy chồng" còn gì buồn bằng khi biết mơ, chỉ mãi là mơ.

Khi vào Nam, Nguyễn Bính sống thật khổ, thật đơn độc : "Từ đó về đây sống rất nghèo. Bạn bè chỉ có gió trăng theo". Nhưng rồi năm tháng đi đã đưa ông đến niềm vui xuân nơi đất lạ "Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá". Bởi vì ông đã tìm thấy nơi lối nhỏ đến Xóm Dừa này những tấm lòng mà ông và con người cần có :
Sao chẳng về đây lựa tứ thơ
Hỡi ơi ! Hồn biển rộng không bờ
(Sao chẳng về đây)
Càng yêu xuân trên mảnh đất miền Nam, ông càng tha thiết nhớ về đất Bắc:
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng.
(Xuân tha hương)
Nỗi buồn xa xứ, cuộc sống trôi dạt "Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây". Mỗi mùa xuân đến quê hương càng thẳm xa "Quê nhà xa lắc, xa lơ đó. Trông lại tha hồ mây trắng bay" (bài Hành phương Nam). Nhà thơ xót thương ân hận khi nhớ về gốc phần. Khi còn trẻ "Mẹ cha thì nhớ thương mình. Mình đi thương nhớ người tình xa xôi". Giờ đây lắng lại trong ông nỗi đắng cay chua xót "Cha mẹ chiều chiều con nước mây". Một nỗi hoài hương không sao nguôi được "Cũng may cho những người lưu lạc. Càng khỏi trông trăng đỡ nhớ nhà". Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ có những câu viết về nỗi cô đơn thật hay. Hồi ở Hà Nội ông viết Những bóng người trên sân ga.
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì,
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.

Nhưng có lẽ chưa bao giờ não nùng đến thế:

Hỡi ôi ! Trời đất vô cùng rộng
Nào biết tìm đâu một mái nhà
Có mắt như tịch xanh mà uổng
Đất khách cùng đường ta khóc ta .
(Đêm mưa đất khách)
Không phải nỗi buồn về không gian, thời gian với sự vô cùng của tạo hóa và sự hữu hạn của kiếp người. Một nỗi buồn có thật, một nỗi buồn ly hương tha thiết. Nhất là trong những ngày xuân. Hương vị của những mùa xuân tha hương trong thơ Nguyễn Bính đã tạo thành một hương vị rất riêng trong thơ ca dân tộc.

Từ nơi bước đường cùng ấy, nhà thơ lại bắt đầu một chuyến đi mới - đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trên chuyến đi mới này có những lúc tâm hồn ông trở nên vang động hào sảng lạ lùng. Ông đã viết những vần thơ thật hoành tráng được phổ nhạc thành ca khúc Tiểu đoàn 307 lừng danh. Nhưng Nguyễn Bính vốn không phải con người tranh đấu. Ông là tình nhân của cuộc đời. Gian khổ, đau đớn, mất mát "Xót xa một buổi soi gương cũ. Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền" (Sao chẳng về đây). Nhưng không bao giờ để mất niềm thương nhớ quê hương. 1954 ông tập kết về Bắc. Nguyễn Bính như trở lại với chính mình với những "đêm sao sáng" của những mùa xuân quê hương.

Mùa thu 1965, tôi gặp Nguyễn Bính đi kéo xe than trên con đường từ Nam Định vào phía Vụ Bản. Anh nói với tôi là anh đi lao động xã hội chủ nghĩa. Hai anh em ngồi lại dưới một gốc cây ven đường. Anh mở nắm tay ra, trong bàn tay có 3 điếu thuốc Tam đảo, quăn queo có lem vết than nữa. Anh bảo tôi : "Hút đi em". Tôi nói với anh tôi ở Bình Định. Anh nói "Hồi vào Nam, anh có dừng lại ở ga Diêu Trì 3 ngày. Rồi như sực nhớ ra, anh nói "Ở đó họ bán bún mà bỏ giá sống vào ăn nó ngang ngang làm sao". Anh nhìn tôi cười, răng anh vàng vàng vì thuốc lá. Anh chậm rãi nói "Nhưng có lẽ nó khác khác như vậy mà anh nhớ hoài". Tôi bảo anh, tôi rất thích tập thơ "Đêm sao sáng của anh" mà chỉ mượn đọc chứ chưa mua được". Anh hỏi tôi - Em có còn nhớ được câu nào không?.

Tôi thuận miệng đọc 2 câu, cũng không nhớ là ở bài nào :

Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

Anh cười nhìn xa, không nói gì. Rồi anh hẹn tôi bữa nào lên chỗ anh chơi, anh còn một quyển sẽ tặng cho. Tôi lần lựa chưa kịp đi thì 29 tháng chạp năm ấy hay tin anh qua đời. Mấy anh em chúng tôi đưa anh về nghĩa trang Cầu Họ. Không có một người nào là ruột thịt của anh. Đám tang đi, trong lúc mọi người nao nức chuẩn bị đón Tết. Khi ném một nắm đất vào mộ tiễn đưa anh tôi chợt nghĩ: - Chẳng hiểu đến giờ phút này "anh đã tìm được những gì mà anh khao khát hay chưa?", lạ thay ! Con người hay viết về mùa xuân này, lại ra đi giữa lúc mùa xuân đang đến.


Trương Tham

(Trường THPT Trưng Vương, Tp Quy Nhơn)

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Danh mục tài liệu tham khảo - 11 chuyên Văn

Danh mục tài liệu tham khảo tối thiểu.

Về ý nghĩa hàm ẩn

1) Cao Xuân Hạo: Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn, trong sách:Tiếng Việt, Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb.Giáo dục, 1999.

2) SGK Tiếng Việt , quyển do GS Cao Xuân Hạo biên soan, Nxb GD,

3) Đỗ Hữu Châu: Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (chương 4, Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Ngữ dụng học), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu , tập hai, Nxb. Giáo dục, 2005.

4) Trần Đình sử. Tính mơ hồ, đa nghĩa của văn học, trong sách: Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Giáo dục, 2003.

Về làm văn nghị luận

1) Phan Kế Bính (1970)- Việt Hán Văn khảo, Mặc Lâm xuất bản. Sài Gòn.

2) Bộ GD&ĐT (2006)- Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn. NXB GD.

3) Phạm Văn Đồng (1973)- Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, NCGD, số 28, 11/1973.

4) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 2004) – Từ điển thuật ngữ văn học- NXB GD. HN ( tái bản , chỉnh lí).

5) Nguyễn Hiến Lê (1962)- Hương sắc trong vườn văn – 2 quyển. NXB Nguyễn Hiến Lê , Sài Gòn.

6) Nguyễn Đăng Mạnh, chủ biên (2000)- Văn: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu THCS . NXB ĐHQG HN.

7) Nguyễn Đăng Mạnh, chủ biên (2002)- Văn: Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT NXB ĐHQG HN.

8) Nhiều tác giả ( 2003 )- Văn nghị luận đầu thế kỉ XX- NXB Văn học

9) Nhiều tác giả ( 2003)- Một góc nhìn của tri thức, 3 tập, NXB Trẻ.

10) Nhiều tác giả ( từ 1999…)- Về tác gia và tác phẩm ( Bộ sách nhiều tập)- NXB GD. HN.

11) Trần Đình Sử (2003)- Đổi mới dạy học Làm văn ở THPT. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ.

12) Đỗ Ngọc Thống (1997)- Làm văn từ lý thuyết đến thực hành. NXB GD.

13) Đỗ Ngọc Thống (2004): Đề văn nghị luận -Tạp chí Văn học và tuổi trẻ

14) Đỗ Ngọc Thống (2005): Vai trò của lập luận trong văn nghị luận -Tạp chí Văn học và tuổi trẻ

15) Đỗ Ngọc Thống (2005): Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn- Tạp chí Dạy học xưa và nay

16) Đỗ Ngọc Thống (2006): Luận điểm của bài văn nghị luận -Tạp chí Văn học và tuổi trẻ

17) Đỗ Ngọc Thống (2006) - Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT- NXB GD.

18) Đỗ Ngọc Thống (2007): Đổi mới đề thi Ngữ văn và những ngộ nhận cực đoan - Tạp chí Khoa học Giáo dục và tạp chí Văn học và truổi trẻ .

19) Đỗ Ngọc Thống (2007): Làm văn (giáo trình cho trường CĐSP) - NXB ĐHSP Hà Nội .

Về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945

1) Mã Giang Lân chủ biên. Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb. Văn hoá thông tin, 2000.

2) Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1997.

3) Hoài Thanh. Thi nhân Việt Nam, tái bản nhiều lần.

4) Hoài Thanh. Bình luận văn chương Nxb. GD, 1998.

5)Vũ Ngọc Phan. Nhà văn hiện đại, tái bản nhiều lần.

6) Chu Văn Sơn. Ba đỉnh cao thơ mới, Nxb. GD, 2003.

7) Xuân thu nhã tập.

8) Thơ mới 1932 - 1945, tác gia và tác phẩm, Nxb. Hội nhà văn, 1999.

9) Phan Cự Đệ. Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Nxb. Văn học, 1990.

10) Phan Cự Đệ. Phong trào thơ mới, 1966.

11) Phan Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Nxb. GD. 1997.

12) Phan Cự Đệ - Hàn Mặc Tử, tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, Nxb. GD., 1998.

13) Hà Minh Đức. Một cuộc cách mạng trong thi ca. Nxb. Văn học.

14) Thơ mới 50 năm nhìn lại, Nxb. GD, 1992.

14) Hà Minh Đức. Tự Lực văn đoàn, trào lưu và tác gia, Nxb. GD, 2007.

15) Nguyễn Đăng Mạnh tuyển tập, hai tập, Nxb. Giáo Dục, H., 2006..

16) Đỗ Lai Thuý Con mắt thơ. Nxb. GD., H., 1998.

17) Nhiều tác giả . Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb., Hội nhà văn, H., 1992.

18) Một số chuyên luận của các tác giả Lê Quang Hưng, Đinh Trí Dũng, Lê Dục Tú, Nguyễn Thanh Tú., Nguyễn Quang Trung...

Về lí luận văn học

1) Giáo trình lí luận văn học, (Phương Lựu chủ biên) chương Tiếp nhận văn học, Nxb., GD, H., 1998.

2) Lí luận văn học, Trần Đình Sử chủ biên, tập hai, dùng cho sinh viên cao đẳng sư phạm, Nxb., ĐHSP, 2003.
(Nguồn: Bộ GD - ĐT)

Danh mục tài liệu tham khảo - 10 chuyên Văn

Dành cho phần văn học dân gian:

1) Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan Nxb KHXH. 1978 ( in lần thứ năm)

2) Văn học dân gian Việt Nam Hoàng Tiến Tựu – Nxb GD. 1998

3) Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam- Chu Xuân Diên- Lê chí Quế- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 1996

4) Nghiên cứu sử thi Việt Nam – Phan Đăng Nhật - Nxb KHXH. 2001

5) Sử thi anh hùng Tây Nguyên – Võ Quang Nhơn- NXB GD. 1997

6) Phân tích tác phẩm văn học dân gian - Đỗ Bình Trị – Nxb GD. 1995

7) Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ - Hoàng Văn Hành ( chủ biên) - Viện Ngôn ngữ học - Nxb KHXH. 1999

8) Tiếng cười dân gian Việt Nam- Trương Chính- Tạ Phong Châu- NXB KHXH. 1979

9) Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính – Nxb KHXH. 1991

Dành cho phần văn học trung đại:

1) Văn học Việt Nam ( thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII) - Đinh Gia Khánh- NXB GD. 2000

2) Nguyễn Trãi- Về tác gia và tác phẩm - Nxb GD. 1999

3) Nguyễn Du - Về tác gia và tác phẩm - Nxb GD. 2002

4) Từ điển truyện Kiều- Đào Duy Anh- NXBKHXH. 1974

5) Nguyễn Du- một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn- Hoài Thành toàn tập, tập II. 1998.

6) Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du- Từ Hải- trong Bình luận văn chương Hoài Thanh –NXB GD 1998

7) Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều- Phan Ngọc- NXB KHXH. 1985

8) Từ điển điển cố văn học trong nhà trường - Nguyễn Ngọc San ( chủ biên)- Nxb GD. 1998

9) Thi pháp Truyện Kiều – Trần Đình Sử – Nxb GD. 2002

10)Giảng văn truyện Kiều - Đặng Thanh Lê- NXBGD. 1998

11)Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại. Trần Đình Sử- Nxb GD. 1997

12)Đến với bài thơ hay – Lê Trí Viễn – Nxb GD. 2000

13) Phác thảo đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam- Văn bồi dưỡng HS giỏi THPT- Nguyễn Đăng Mạnh- ĐHQG Hà Nội 2002.

14)Bình giảng thơ nôm Đường luật – Lã Nhâm Thìn – NXB GD 2002.

Dành cho phần văn học nước ngoài:

1) Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường- NXB GD- 1999, 2000

2) Thi pháp thơ Đường – Nguyễn Khắc Phi- Trần Đình Sử – Nxb Đà Nẵng 1997

3) Thơ văn cổ Trung Hoa- Mảnh đất quen mà lạ - Nguyễn Khắc Phi – Nxb GD 1998

4) Bashô và thơ Haiku- Phan Nhật Chiêu- NXB Văn học. H. 1994

5) Chân dung các nhà văn thế giới – Lưu Đức Trung ( chủ biên) - NXB GD. 2004

Dành cho phần lí luận văn học

1) Lí luận văn học - Tập một – Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà – NXBGD 1986

2) Lao động nhà văn – A.Xâytlin (Hoài Lam và Hoài Li dịch) – Hai tập – NXB Văn học 1968

3) Từ trong di sản – NXB Tác phẩm mới, 1981

4) Đời viết văn của tôi - Nguyễn Công Hoan – NXB Văn học, 1971.

5) Một số kinh nghiệm viết văn của tôi – Tô Hoài – NXB Văn học, 1960.

6) Hỏi chuyện các nhà văn - Nguyễn Công Hoan – NXB Tác phẩm mới, 1977

Dành cho tiếng Việt và làm văn

1) Từ điển tiếng Việt 2000 - Viện Ngôn ngữ học

2) Tđiển thuật ngữ văn học- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- nxb GD, 2005

3) Tiếng Việt, văn Việt, người Việt - Cao Xuân Hạo - Nxb Trẻ. 2001

Văn bồi dưỡng Học sinh giỏi THPT- Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên) – Nxb ĐHQG Hà Nội .2002
(Nguồn: Bộ GD - ĐT)