CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

Watanabe Dzunichi qua tiểu thuyết “Đèn không hắt bóng”


  • LÊ THỊ THANH QUYỀN

Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một sự kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện những cuộc phiêu lưu hoan lạc. Đến với tiểu thuyết “Đèn không hắt bóng” là chúng ta đang bước vào cánh cửa thứ nhất của Tủ sách tinh hoa văn học - cánh cửa với những tuyệt tác không thể lãng quên và như nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sức sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Tiểu thuyết “Đèn không hắt bóng” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Watanabe Dzunichi mà ở đó có lẽ tác giả đã để lại một dấu ấn nghệ sĩ rất riêng của mình trong lòng độc giả. Cuốn tiểu thuyết “Đèn không hắt bóng” của nhà văn Nhật Bản này viết về bệnh viện Oriental- một bệnh viện tư ở Tokyo. Nhưng nhà văn không đơn thuần chỉ kể về đời sống của một bệnh viện với những bác sĩ tận tâm trong công việc và tấm lòng “lương y như từ mẫu” của họ giống như những tác giả khác mà thông qua hình ảnh của một bệnh viện nằm ở trung tâm thanh phố, tác giả đã tái hiện chân thực về đời sống thường ngày ở Nhật Bản với những tính cách sinh động, từ vợ chồng ông chủ - bác sĩ trưởng cho đến những bác sĩ, những y tá và những khách hàng của bệnh viện: từ số phận của những người minh tinh đang mùa ăn khách... Đó là đời sống kinh doanh, trục lợi, ăn chơi phè phỡn của ông bà chủ. Đó là số phận của những người dân nghèo Nhật Bản, không chốn nương thân như ông già Isikura, như vợ chồng cụ già Uênô - họ thật thà trung hậu và cũng thật đáng thương đến những bác sĩ thực tập xuât thân trong một gia đình lao động…Tác giả cũng không quên khắc họa hình ảnh của nhân vật chính đó là bác sĩ Naoe, một bác sĩ đã bước qua ngưỡng cửa 30,đẹp trai, hào hoa, vô cùng tài giỏi trong công việc phẫu thuật, làm việc cho một trường đại học danh tiếng bậc nhất ở Tokyo. Anh đã và đang trong quá trình nghiên cứu về bệnh ung thư cột sống - một căn bệnh nan y chưa có phương pháp điều trị. Điểm đặc biệt của căn bệnh này là những tế bào ung thư nhanh chóng ăn sâu vào trong các tế bào thần kinh của tủy sống, gây ra những cơn đau đớn khốc liệt và rồi làm người bệnh trở nên bại liệt dần dần. Một ngày kia, anh choáng váng khi nhận ra rằng, không ai khác, mà chính là anh, đang là nạn nhân của căn bệnh quái ác ấy. Những tấm ảnh chụp X-quang cho thấy là ổ ung thư ở tủy sống của anh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Điều đó lý giải cho những cơn đau đớn khốc liệt đã chợt xuất hiện để hành hạ anh. Biết sức khỏe của mình không còn cho phép mình hoàn thành tốt công việc ở trường đại học, anh đã xin từ việc và về làm cho bệnh viện tư nhân Oriental cũng ở trung tâm thành phố Tokyo. Ở đó, anh đã gặp một người con gái, cô y tá Noriko, yêu anh với một tình yêu thắm thiết vô điều kiện. Nhưng anh thật khó hiểu, anh sống thu mình vào vỏ ốc, dường như dửng dưng với mọi sự nhưng lại chẳng bao giờ che dấu sự thu hút của mình... Anh lạnh lùng với hầu hết mọi người kể cả Noriko song lại không từ chối bất kỳ cô gái nào đến với anh. Có những lúc anh thật tàn nhẫn với người bị thương cần anh giúp, có khi anh lừa dối cả bệnh nhân của mình..Và có khi anh lại sử dụng cả ma túy để chống lại với căn bệnh quái ác đang hành hạ mình từng ngày từng giờ. Còn đối với nhân vật Noriko, dường như nhà văn đã dành cho nhân vật này một tình cảm thật đặc biệt. Ông đã miêu tả một Noriko với một tấm lòng bao dung, nhân hậu. cô y tá dịu dàng, hiền lành, nhẫn nhục đến mức gần như yếu đuối. Suốt cả câu truyện, cô đuổi theo một tình yêu gần như vô vọng đối với Naoe. Rất ít những âu yếm chiều chuộng anh dành cho cô nhưng lại nhiều vô cùng những hoài nghi, hờn ghen, dằn vặt. Cô đã chịu đựng, chăm sóc anh để đổi lấy thái độ lắm khi dửng dưng, lạnh lùng. Biết anh có người khác, cô đau khổ rồi lại tự tha thứ, chưa bao giờ dám trách móc...Cô không biết rằng Naoe có thực sự yêu mình hay không hay anh chỉ đến với cô giống như những cô gái khác? Mặc dù thái độ dửng dưng của Naoe đối với cô, dù chỉ là cả hai nói chuyện qua chiếc điện thoại đi nữa thì Naoe vẫn vậy, vẫn cái lạnh lùng, băng giá, cảm giác xa lạ ấy nhưng chưa bao giờ cô oán trách hay hối hận về tình yêu mình đã dành cho anh.Để rồi khép lại những trang truyện về những con người ở trong bệnh viện ấy, khép lại tình yêu mà Noriko đã dành cho Naoe cùng với những nỗi đau đớn mà Naoe đã chịu là lúc anh mời Noriko đi du lịch cùng anh ở hồ Sikotsu, đó cũng là lúc mà Naoe kết thúc cuộc đời của mình bằng cách trầm minh xuống đáy hồ và hình ảnh một Noriko đứng lặng giờ lâu nhìn thấy Naoe đang từ từ chìm xuống và lá thư anh để lại cho cô mà anh đã viết trong giây phút cuối đời. Tất cả những vật ấy, tôi cảm thấy mình đã từng gặp họ ở đâu đó trong cuộc sống. Họ là những mảnh ghép rời rạc, những nét chấm phá của tác giả để cố gắng vẽ nên một bức tranh chân thực nhất của ngành Y.Qua sự miêu tả chuẩn xác của tác giả trong từng chi tiết đã làm lộ rõ một bức tranh sinh động về đời sống ở một bệnh viện, nơi mà những con người hàng ngày đang ra sức cứu chữu cho từng bệnh nhân của mình nhưng có khi họ không thể là người thầy thuốc cho chính bản thân. Phải chăng thành công của Dzunichi trong tác phẩm này chính là vì ông chính là một bác si y khoa? Chắc hẳn rằng không phải ai làm công việc cứu người thì đều có thể viết nên một tác phẩm nghệ thuật hay đến như vậy. Phải có một sự mẫn cảm đặc biệt đối với nghề nghiệp thì ông mới hiểu rõ được từng tính cách của mỗi nhân vật.Không những vậy với một óc quan sát tinh tế và nhạy bén cùng với một trí tuệ sắc sảo Dzunichi đã cài bẫy trong việc miêu tả sự phát triển của tính cách Naoe, chờ đến lúc kết thúc thì những thắc mắc của người đọc về những bí ẩn của nhân vật này mới được cởi nút... Và chính nhờ sự sáng tạo độc đáo và cần thiết đó của mình mà người đọc cảm thấy mình như được sống với từng nhân vật trong tác phẩm, từ lúc mở đầu câu chuyện là câu hỏi “Hôm nay ai trực?” dường như đã mở ra một khung cảnh của một bệnh viện và cuối cùng là hình ảnh Noriko đứng chờ Naoe trong tuyệt vọng như để bám víu lại một cái gì còn sót lai giữa hai người đã khiến cho người đọc không khỏi rơi nước mắt. Bằng những tình cảm quan sát được từ những điều trong cuộc sống và trí tưởng tưởng của nhà văn ta nhận ra rằng ở đó không chỉ là kể về người, về việc mà còn là nét độc đáo về những cảnh thiên nhiên kì lạ và rợn ngợp không gian của một thành phố sầm uất và còn là cảnh hồ Sikotsu, nơi Naoe đã ra đi cũng thật tuyệt vời "mặt hồ gợn lên những làn sóng lăn tăn trông như làm bằng chì, mờ mờ sáng lên" nhưng là một cái "hồ rất sâu và rất đáng sợ". Và quan niệm "đời người một nhúm tro bay" mà tác giả đã gửi gắm đến người đọc đã lý giải đủ đầy cho sự đối mặt với nỗi đau và cái chết một cách bình thản và hiên ngang của anh, lý giải cho cái chết đẹp và buồn như một bài thơ của anh, cho tấm lòng yêu thương con người bao la, rộng lớn của anh. Nó truyền tải đến chúng ta một thông điệp là: Khi nào mà con người không quá coi trọng mạng sống của mình, thì khi ấy những giá trị tinh thần được gìn giữ và chắt chiu như của báu, con người thương yêu nhau hơn, đối xử với nhau tử tế hơn và nhất là biết sống và chết đẹp hơn gấp bội phần. Tác giả đã để cho nhân vật chính ra đi để tăng thêm tính chân thực, tự nhiên và giúp cho nhân vật không phải sống trong sự đau đớn, mặc dù Naoe ra đi khi chưa thể tìm ra được thuốc để chữa cho căn bệnh của mình nhưng cái chết ấy cũng thật đẹp khi những công trình nghiên cứu còn đang dở dang của anh sẽ được mọi người tiếp tục và phát triển. Chắc chắn rằng nhà văn không muốn nhân vật của mình kết thúc như vậy nhưng nếu để cho nhân vật được sống và được hạnh phúc thì câu chuyện sẽ không hợp lí và có vẻ như thiên về tình cảm chủ quan của tác giả, làm cho người đọc khộng có ấn tượng sâu sắc. Vì vậy với một cá tính trong phong cách viết văn và một trí tuệ sáng suốt, tác giả đã dẫn chúng ta đến từng không gian, từng mảng trắng đen của cuộc sống. Với một tư chất nghệ sĩ vốn có của mình, lòng nhân ái, sự khách quan và sinh động trong miêu tả, tài dụng nhân vật và viết đối thoại đậm đà, giản dị... tất cả đã làm cho cuốn tiểu thuyết Nhật Bản này gần gũi với người đọc Việt Nam.Một phút để chúng ta nhìn nhận bản thân của mình, một cách thức nào đó để ta nhìn ngắm lại cuộc sống một cách khách quan nhất để thấy được một sự thật, một sự thật trần trụi như thân thể con người ta dưới ngọn đèn không hắt bóng của phòng mổ vậy và có thể thấy hình ảnh của bệnh viện Oriental ở đâu đó trong bất cứ bệnh viện nào mà ta có dịp ghé qua. L.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

 LỘC ANH - VK15
 Macxim Gorki đã từng nói:”Văn học là nhân học”. Thông qua một tác phẩm, ta có thể cảm nhận được rất nhiều thế giới nội tâm chỉ cần thông qua môt hình ảnh và ngược lại từ một tác phẩm ta có thể nhận ra được chân dung của nhà thơ ở trong ấy. Đại thi hào Nguyễn Du như chúng ta đã biết là một con người có con mắt nhìn thấu tận sáu cõi, cảm nhận tất cả nỗi đau khổ của thế gian, đồng thời những sáng tác của ông còn thể hiện một tư chất nghệ sĩ rất riêng và cũng rất độc đáo mà tiêu biểu là bài thơ “Độc tiểu thanh kí”:
                                       Tây Hồ hoa uyễn tẫn thành khư
                                       Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  Nếu xét trong thực tế của lịch sử, chúng ta biết rằng khi đi sứ sang Trung Quốc, nhà thơ chưa từng đến Tây Hồ để ngắm cảnh. Nhưng chỉ thông qua một câu thơ, hình ảnh của toàn không gian ở đó cứ như hiện hữu trước mắt người đọc. Một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, một bức tranh phong cảnh đầy sức quyến rũ nhưng chỉ một khoảnh khắc và qua một chữ “tẫn” , tất cả những thứ ấy đã trở thành cát bụi, ngỡ như là một giấc mộng phù du về một miền tiên cảnh, cảnh đẹp ấy chỉ còn là một gò hoang đầy hoang sơ và ảm đạm. Chỉ có một trí tưởng tượng phong phú, một trí tuệ sắc sảo thì cảnh sắc mới hiện lên sinh động như vậy. Và đặc biệt, chỉ cần một tập sách nhỏ bên song cửa thì Nguyễn Du cũng đủ để có thể thương cảm, để tưởng nhớ cho một người con gái hồng nhan bạc phận, nàng Tiểu Thanh. Để từ đó, tiếng thơ của ông như xót xa, như thương cảm, như chất chứa bao nỗi hận của một kiếp người đau khổ:
                                         Chi phấn hữu thần liên tử hậu
                                         Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  “Son phấn” là những vật dụng dùng để điểm tô cho dung nhan của người phụ nữ thêm tươi tắn và là vật luôn gắn bó với người phụ nữ mà cũng phải hận, phải thương tiếc cho người con gái tài hoa. Còn “văn chương “ không mệnh thì lại bị đốt đi mang theo những dư âm , những nỗi niềm cảm xúc của một người trẻ tuổi khao khát được hưởng hạnh phúc như tắt lụi đi trong hư vô. Cả hai phương diện vê tài lẫn sắc Tiểu Thanh đều có đủ nhưng ai oán thay nàng phải chịu đựng cảnh ghen tuông của người đời và sự lạnh nhạt của người chồng đáng trách. Viết được như vậy, chắc chắn rằng Nguyễn Du phải có một trí nhớ, sức tưởng tượng vô cùng phong phú đến mức nào, ông mới có thể hiểu rõ Tiểu Thanh như vậy, để rồi từ đó đến hai câu luận tất cả nhửng nguyên nhân, những nỗi niềm cảm xúc như thể hiện rỏ:
                                          Cổ kim hận sự thiên nan vấn
                                          Phong vận Kì oan ngã tự cư
  Nói chuyện của ba trăm năm trước nhung với óc quan sát tinh tế một trí nhớ sáng suốt, Nguyễn Du đã nêu lên một vấn đề mang tính chất thời sự “cổ kim hận sự” tức là từ trước đến giờ luôn tồn tại những nỗi oan ngiệt lạ lùng và từ đây, hình ảnh của một nàng Kiều hiếu tình trọn vẹn bị cuốn vào những trận phong ba bão táp đầy gian khổ, cô Cầm trong “Long Thành cầm giả ca” dạo lên nhửng bản đàn than thân trách phận … đã hiện diện cùng với nàng Tiểu thanh và Nguyễn Du Sống với thời đại . Lại đau khổ thay tất cả những bi ai đó dều xuất phát từ “cái nết phong nhã” vốn không được chấp nhận trong xã hội lúc bấy giờ. Để có thể thấu hiểu được tất cả những hoàn cảnh ấy, nhà thơ đã lấy cảm hứng từ trong đời sống, từ trong chất liệu hiện thực và ngay cả trên chính bản thân của mình, một con người đã chịu quá nhiều “mưa bụi” trong 15 năm lưu lạc.Vậy làm thơ để thuong thay cho người khác nhưng sâu trong đó chính là Nguyễn Du đang thương thay cho bản thân mình và đó chính là cá tính độc đáo ỡ trong tác giả. Để rồi bày tỏ nỗi niềm thương tiếc ông đã lên tiếng hỏi những hậu thế:
                                             Bất tri tam bách dư niên hậu
                                             Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
  Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã không ngừng tìm kiếm một tri kỉ như Chung Tử Kì và Bá Nha nhưng rồi ông đành thất vọng, đứng trước thế sự đầy những ngang trái, ông đành phải bất lực mà gửi hồn mình vào người con gái cách đây ba trăm năm coi mình như một con người đồng cảnh ngộ.Nhưng nỗi băn khoăn không biết rằng hậu thế mang sau có đồng cảm , thương cho những thân phận bất hạnh như ong luôn là một nỗi quan tâm lớn và ám ảnh nhà thơ suốt cuộc đời.

  Qua toàn bộ bài thơ, những biểu hiện của tư chất nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Du đã được thể hiện rất cụ thể: một sự mẫn cảm đặc biệt, một bộ óc quan sát tinh tế, một trí tưởng tượng sáng tạo, một cảm hứng sáng tạo , một trí tuệ, trí nhớ sắc sảo và đặc biệt là cá tính độc đáo, tất cả đã làm nên một Nguyễn Du rất thật sống mãi trong tác phẩm của mình. Ở ông luôn rộng mở tâm hồn chào đón tất cả mọi kiếp người đau khổ. Vậy là một hậu thế của thời đại vẫn rợp ánh sáng của một tác gia lớn, chúng ta hãy gửi cho cụ những giọt nước mắt đau thương, một trái tim thương cảm luôn hướng về mọi người và cả cụ để những băn khoăn trằn trọc của ông về hậu thế có thể tan biến thành cát bụi như hình bóng của Trương Chi biến mất sau giọt nước mắt của nàng Mị Nương trong chén trà.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Chuyển giao thế hệ

Hôm nay, lớp VAk11 đã về thăm lớp đàn em Văn khóa 15 và có cuộc giao lưu thân mật trong giờ sinh hoạt. Tại cuộc họp mặt này, các học sinh cũ và mới đã có nhiều thông tin trao đổi và các đàn chị sẵn sàng giúp đỡ thế hệ đàn em học tốt các bộ môn. Trang Học Văn của Văn Anh khóa 11 sẽ được các em kế thừa, và tiếp tục phát triển theo định hướng của thầy phụ trách môn chuyên Trần Hà Nam.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Về thơ Xuân Diệu thời Thơ Mới

VOV - Thơ và cuộc sống 9-9-2012 - phỏng vấn PCN Trần Hà Nam về thơ Xuân Diệu

Thầy Trần Hà Nam trả lời phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam - phát trong chương trình Thơ và cuộc sống trên VOV1 ngày 9 - 9 - 2012.
Có chút đính chính: Bài "Cha đàng Ngoài mẹ ở đàng Trong" không phải bài "Về thăm huyện quê hương đổi mới"

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Giao lưu - Đàn ghi ta của Lorca (BTV)

Đài PTTH Bình Định trong chuyên mục "Vần thơ quê hương" phỏng vấn thầy Trần Hà Nam và nhà thơ Thanh Thảo về bài thơ ĐÀN GHI - TA CỦA LORCA

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Giá trị truyền thống con người Bình Định

(Tóm tắt Theo giáo trình Tình hình và nhiệm vụ địa phương tỉnh Bình Định)
Bình Định là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Bana, Chăm, H'rê (người bản địa) và người Kinh.
Lớp người Việt đầu tiên định cư ở Bình Định vốn phần lớn là những lưu dân được dùng để khai khẩn mảnh đất vừa khắc nghiệt vừa giàu tiềm năng này. Như vậy, "tổ tiên" của người Kinh ở Bình Định phần lớn là những người cùng cực dưới xã hội phong kiến, từ miền Bắc (chủ yếu là Bắc Trung bộ) vào định cư, lập nghiệp. (...)
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai,  dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng 
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định  xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html