CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

ĐỒNG CẢM VÀ SẺ CHIA

  • NGUYỄN THỊ HOA -Gv Công Dân
Nhiều khi tôi tự hỏi: tại sao trên đời này lại còn nhiều bất công lắm vậy? Vẫn còn kẻ giàu, người nghèo. Trong xã hội vẫn còn chứa đựng nhiều sự bất công ngang trái. Có người sẵn sàng bỏ ra một số lượng tiền rất lớn để phục vụ cho một bữa tiệc xa xỉ hay mua một món đồ mà mình ưu thích trong khi đó món đồ đó chẳng giống ai. Thiết nghĩ rằng, ta có thể trích một phần nhỏ số tiền đó thôi để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội này thì có tốt hơn không. Trong khi đó khi đó trong cuộc sống này còn biết bao số phận khó khăn, bươn chải vì cuộc sống mưu sinh, lo cho ngày nay còn ngày mai như nhế nào vẫn còn là một ẩn số không lời đáp. cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng để giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau đó. Có những cô gái, chàng trai quần áo bảo bao, đi xe hạng sang nhưng lại thờ ơ, la mắng một cụ già ăn xin bẩn thiểu hay một em nhỏ đánh giày trên phố. Trong cuộc sống xô bồ này, ai cũng lo miếng cơm, mạnh áo của riêng mình dường như chúng ta quên mất đi sự đồng cảm và sẻ chia tới những người xung quanh chúng ta nữa. Hay nếu có thì cũng chỉ là thoáng qua, pha lẫn chút thờ ơ, hối hả với những lời thăm hỏi cho có, hay những món quà mang nhiều giá trị vật chất để thay thế cho sự quan tâm, chăm sóc thông thường. Còn đâu rồi truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tình làng, nghĩa xóm keo sơn, gắn bó “tối lửa, tắt đèn” có nhau nữa. Nhưng cuộc sống đâu chỉ cần những giá trị vật chất không thôi mà cần phải có sự cảm thong, chia sẻ với nhau kể cả trong buồn, vui lẫn niềm hạnh phúc. Đó nhiều khi chỉ là cái nắm tay an ủi ấm áp khi ai đó buồn, hụt hẫng, hay một lời an ủi đúng lúc để giúp người khác vượt qua sự khó khăn trong cuộc sống. Làm được như vậy ta mới thấy rõ giá trị cuộc sống nó có ý nghĩa như thế nào. Sống không chỉ để “nhận” từ người khác mà còn phải biết “cho” đi, nhưng khi ta “cho” đi không có nghĩa là mong “nhận” lại, mong người khác phải đền đáp công ơn của mình bời sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình, hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
Sống mà không yêu thương, sống với trái tim còn nguyên vẹn khi cha mẹ cho ta khi mới bước vào đời, sống mà trái tim không thổ thức, không bị sắp vỡ nát thì chưa biết cuộc sống là gì vì đó là sự vô cảm. Những vết sẹo của trái tim, đó chính là những giá trị của cuộc đời. Cuộc sống sẽ chẳng có giá trị, nếu ai cũng chỉ biết tích góp cho mình mà không biết chia sẻ cho người khác. Cuộc đời sẽ mất hết ý nghĩa, nếu ai cũng lo bảo vệ trái tim của mình cho tròn, cho sáng, cho mạnh, cho bóng, nhưng lại không đưa sự sống, sức mạnh và niềm vui được đến người khác. Sự giàu sang của con người không phải ở chỗ thu tích thật nhiều cho mình, mà ở chỗ biết hào phóng cho đi. Sự giàu sang của tâm hồn càng không thể thiếu hy sinh. Bởi chính hy sinh mới làm nổi bật giá trị tình yêu, và làm rõ nét tình yêu.
Sự giàu có của một con người chưa phải là sự giàu có về tiền bạc mà sự giàu có về tâm hồn của một trái tim nhân đạo. Đó là có một trái tim đẹp. Cái đẹp ở đây không phải là đẹp về hình dáng, màu sắc mà là nét đẹp của lòng bao dung, sự cảm thông, sẻ chia với người khác khi họ cần và ngày đêm làm việc liên lỉ, không ngừng đập từng tiếng đập của hy vọng, của tin yêu và phó thác, để toàn thân được lan tỏa bằng từ tốn, nhân hậu, nhẫn nại, yêu thương và sẵn sàng hy sinh để sẻ chia với mọi người, mang lại ý nghĩa tốt đẹp và giá trị cho cuộc sống. Đó là trái tim đã đưa dòng máu tình yêu đến cho người khác. Đưa càng nhiều thì tim càng mệt, càng dễ bị tổn thương. Nhưng nhờ trái tim luôn đập lên tiếng nói của yêu yêu thương và tha thứ, của chân lý và sự sống, của sẻ chia và đỡ nâng, của thương cảm và khích lệ, của bao dung và từ bi, của hăng say và cộng tác, của trung thành và nhẫn nại, mà nhiều người được hưởng sự ấm áp, ngọt ngào, hạnh phúc, bình an từ từng nhịp đập của trái tim, từng tiếng gõ của tâm hồn.
Trong dòng chảy của cuộc đời không bao giờ trên con đường chúng ta đi chỉ con đường bằng phẳng rải đầy hoa hồng mà đôi lúc phải có sự chông gai, khó khăn để chúng ta vượt qua. Đó mới chính là giá trị sống của cuộc đời. Mỗi lần vấp ngã, khó khăn như vậy sẽ làm cho chúng ta thêm trưởng thành và có thêm nghị lực sống.
Cuộc đời con người cũng giống như bàn tay 5 ngón có ngón ngắn, ngón dài, có lúc này, lúc khác, người này, người khác. Nhưng chúng ta đừng khép trái tim mình lại mà hãy mở rộng tâm hồn, hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể để cảm thông và sẻ chia với người khác bằng chính trái tim và lòng nhân ái của mình. Bỡi hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
Sống, không phải là cứ bước đi không nhìn lại.

Nhưng nhìn lại, không phải để oán trách hay dằn vặt.
Sống là không hối tiếc những điều đã qua đi…
Không ai có thể quay trở lại và tạo ra một khởi đầu hoàn toàn mới

Nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ đây và tạo ra một kết thúc mới hoàn toàn

CHO VÀ NHẬN

  • NGUYỄN THỊ HOA - Gv Công dân
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói "Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn" hay "Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về". Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn "cho" đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong "nhận" về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói "cho đi là hạnh phúc" nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói "hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác", mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống  nằm ngay trong những giá trị  bình thường quanh ta, là tình yêu  của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc  khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai... Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TÌNH YÊU

  • NGUYỄN THỊ HOA
(GV CÔNG DÂN)

Trong suốt lịch sử của nhân loại, tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương và thơ ca. Nhà thơ Xuân Diệu đã ví von rằng “Yêu là chết trong lòng một ít”. Tình yêu là ngọn lửa, là ánh sáng, chân lý ẩn sâu trong chúng ta, là suối nguồn không bao giờ cạn. Vậy thực chất của tình yêu là gì?

a. Tình yêu là gì?

Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam lẫn nữa khi đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó tình yêu là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là đề tài muôn thuở của nhân loại.

Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt… làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.
Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Bạn có thể “phải lòng” một chàng trai thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, bạn cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.

Yêu, là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo mà vẫn yêu.
Yêu, là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất.
Yêu, là không mất trí, vẫn học quên mình, vẫn dành trái tim cho gia đình và bè bạn...
Yêu, là dành thời gian, công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau.
Yêu, là dành thời gian và công sức để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người con yêu gắn bó.

Yêu, là tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Yêu, là nếu tranh cãi thì không thường xuyên và cũng không nghiêm trọng.
Yêu, là nếu tranh cãi chỉ giúp hiểu nhau hơn và tình yêu bền vững hơn.
Yêu, là hướng tới một mối quan hệ lâu dài.
Yêu, là khi xa cách, chỉ thấy yêu hơn và gắn bó hơn

Khi một người không còn yêu mình muốn rời xa mình, mình cần hỏi lại bản thân có còn thực sự yêu người đó nữa không, vì có lẽ chính tình yêu không thực của mình làm cho người ấy muốn xa cách mình. Nếu bạn không còn yêu người ấy nữa thì đừng bao giờ vì lòng tự trọng mà không chịu rời xa người ấy. Nếu như bạn vẫn còn yêu người ấy, lẽ đương nhiên bạn sẽ hy vọng người ấy có được một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, hy vọng người ấy được ở cùng người mình yêu. Ðừng bao giờ ngăn cản, nếu bạn ngăn cản người ấy có được hạnh phúc thật sự của mình nghĩa là bạn không còn yêu người ấy nữa, và cũng chính là đã tự hạ thấp mình vì đã vô tình cho người ấy biết là mình muốn chiếm hữu người ấy. Và nếu như bạn không còn yêu thì bạn lấy tư cách gì để trách người ấy bạc tình. Yêu không phải là chiếm hữu, bạn thích mặt trăng, không thể đem mặt trăng cất vào trong hộp nhưng ánh sáng của mặt trăng lại có thể chiếu sáng vào tận trong phòng bạn. Cũng như bạn yêu một người, bạn vẫn có thể có được người ấy mà không cần chiếm hữu và khiến người yêu trở thành một hồi ức vĩnh hằng trong cuộc sống.

Nếu bạn thật sự yêu một người, phải yêu con người thực của người đó, yêu mặt tốt cũng yêu cả mặt xấu, yêu cái ưu điểm lẫn khuyết điểm, tuyệt đối không nên vì yêu người ấy mà hy vọng người ta trở thành một con người như mình mong muốn, nếu người ấy không được như ý mình thì mình không còn yêu người ấy nữa.
Yêu một người nào đó thật sự không nói ra được nguyên nhân vì sao yêu, bạn chỉ biết rằng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, tâm trạng tốt hay xấu, vui hay buồn, thì bạn cũng đều mong muốn người ấy ở bên cạnh bạn, và chỉ thế là đủ, không yêu cầu gì hơn...Tình yêu cũng như một loại cây xanh, nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn và lụn bại.

Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bỡi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại…). Mặc khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo cho việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ…Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

b. Thế nào là một tình yêu chân chính?

Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Một tình yêu chân chính phải có những biểu hiện cơ bản sau đây:

- Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão…, sự hài hòa về tính cách giữa hai người.

- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối với người mình yêu.

- Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

- Có lòng vị tha và sự thông cảm.

c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên

- Yêu đương quá sớm

- Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi

- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Gánh thơ lên bán chợ Trời

  • Thanh Thư

Trong dòng chảy văn học Việt Nam, Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ ca Việt Nam hiện đại, “người vắt mình qua hai thế kỉ”. Ông cũng là người đầu tiên đã có can đảm làm thi sĩ một cách đường hoàng. Đặc biệt là ông dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi, mà như đánh giá của Xuân Diệu công lao lớn nhất của Tản Đà là đã cống hiến cho văn học một cái tôi cá nhân, cá thể. Cái Tôi cá nhân trong thơ Tản Đà được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau, đó là cái tôi đa sầu, đa cảm, cái tôi đa tình và cái tôi ngông. Tản Đà không phải là một trường hợp “ngông” cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…đều ngông. Nhưng có lẽ chỉ Tản Đà mới có cái kiểu ngông gánh thơ lên bán chợ trời.
 “Ngông” là tỏ ra bất cần đến sự khen chê của người đời, có người nói, đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác. Người Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, ngông thể hiện một cá tính đặc biệt. Khái niệm “ngông” trong văn học thường được dùng để chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường của những nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. Tất nhiên, ý thức cá nhân ấy cũng chỉ được phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện xã hội nhất định, gắn liền với tổng thể những quan niệm khá mới mẻ (trong khuôn khổ trung đại) về vũ trụ, nhân sinh và nghệ thuật. Đối với Tản Đà, cái ngông ấy không nên hiểu đơn thuần chỉ là cái ngông của những nhà nho tài tử, của đám văn nhân, mà phải hiểu theo góc độ khác, từ nhân sinh quan. Trước hết, khi thể hiện mình ngông, nghĩa là khi con người sống thật với mình nhất, thể hiện cá tính không trộn lẫn với người khác, dù người khác ấy có sự chi phối mạnh mẽ đến bản thân mình. Xã hội phong kiến là xã hội không cho cá tính phát triển, người có tài trong xã hội phong kiến là người chỉ được múa một tay (Phan Ngọc), con người trong xã hội phong kiến phải tuân theo các phép tắc của cộng đồng, phải hòa mình vào số đông của tập thể. Sự phát triển cá tính trong xã hội phong kiến là một mầm họa. Vì thế, mọi phép tắc ứng xử trong xã hội phong kiến, suy cho cùng là để bóp chết cá tính của con người. Trong xã hội ngột ngạt như thế mà có những tính cách trỗi dậy thì rõ ràng không thể xem đó là sự ương ngạnh. Mặt khác trong những năm 20 của thế kỉ XX, trước luồng gió của chủ nghĩa cá nhân tư sản và trào lưu văn học lãng mạn trên thế giới, xã hội nảy sinh nhu cầu đòi giải phóng bản ngã, đòi tự do và đời sống tình cảm riêng tư chống lại sự kiềm hãm, đè nén của xã hội phong kiến. Cái “ngông” của Tản Đà thực chất là sự phản ứng của xã hội đương thời ở góc độ nhân sinh quan. Sự phản ứng đó là hết sức táo bạo, thể hiện bản lĩnh của một nhân cách sống.
Tản Đà được ví là nhà thơ của say, ngông mộng. Tản Đà đã thể hiện cái ngông trong cuộc sống và trong cả thơ văn. Ngay trong lời tự bạch, Tản Đà đã hiện lên với hình ảnh của một khách chơi ngông nghênh nhất: Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có, cửa nhà thời không. Tản Đà coi bốn phương là nhà, mang túi thơ đi khắp trong thiên hạ, mang cái ngông nghênh của mình thách thức với cả sông núi. Và ông cho rằng đó là định mệnh sắp đặt ông như vậy, dù ông dù mọi người có chấp nhận hay không. Có thể nói trong sáng tác của mình, Tản Đà đã thực sự là người kế tục của khuynh hướng văn học đã kịp thời trở thành truyền thống lịch sử. Không có cái ngông thị tài của Cao Bá Quát, không có cái ngỗ ngược của Nguyễn Công Trứ, không có một chàng Kim Trọng Rắp mong theo ấn từ quan để tìm kiếm lại người đẹp thì khó mà có cái tuyên ngôn ngạo nghễ của Tản Đà:Thơ lưng chất nặng tay buồn rỗi/ Bán áo mà mua giấy viết ngông. Hỏng thi, nếm trải cảnh bi kịch xưa nay không ít. Tú Xương đã viết về điều đó thật thấm thía. Nhưng Tản Đà thì lại khác, hỏng khoa thi Đinh Dậu, khoa Nhâm Tí, ông đã đe dọa và hùng hổ đến tức cười: Bởi ông hay quá ông không đỗ/ Không đỗ ông càng tốt bộ ngông. Ai đó đã từng nói: thi sĩ cũng là tửu đồ, tìm đến rượu, cái ngông ấy như được kích thích, ngông lại càng ngông. Bao nhà thơ nói rất hay về rượu, lập luận, lí sự cho việc say sưa. Tản Đà cũng thích rượu, vì cũng như các nhà thi bá thời xưa (Lí Bạch, Lưu Linh), rượu là nguồn cảm hứng của ông. Rượu là phương tiện thần diệu mê ly để ông ngông với đời. Say sưa nghĩ cũng hư đời/  Hư thời hư vậy, say thời cứ say/ Đất say đất cũng lăn quay/ Trời say mặt đất đỏ gay ai cười? Tản Đà đã say, đã sống trọn vẹn trong cái say của mình, cái say ngạo mạn và thách thức. Tản Đà không say rượu. Rượu chẳng qua chỉ là cái cớ. Một cái cớ để giúp cho Tản Đà được ngất ngưởng vùng vẫy trong cuộc chơi: Cảnh đời gió gió mưa mưa/ Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn/ Rượu say, thơ lại khơi nguồn/ Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình/ Rượu thơ mình lại với mình/ Khi say quên cả cái hình phù du/ Trăm năm thơ túi rượu vò. Tóm lại, trong thơ Tản Đà, ngông là một đặc điểm nổi bật thể hiện cách sống khinh bạc, làm trái ngược đời để tỏ rằng mình tỉnh trong khi kẻ khác say, để chứng minh rằng mình thanh bạch trong khi người khác ô trọc, dơ bẩn. Sau Tú Xương, có lẽ Tản Đà là một nhà thơ ngông hơn cả trên thi đàn văn giao thời hai thế kỉ XIX -XX.
            Có thể nói cái ngông cũng như phong cách thơ Tản Đà được thể hiện tiêu biểu nhất qua bài thơ Hầu trời được xếp trong tập Còn chơi (1921). Xuân Diệu đánh giá Hầu Trời là một trong số những bài đứng lại được với thời gian, ngạo cùng năm tháng. Bài thơ là một đóng góp lớn lao của Tản Đà trong việc cách tân về cả nội dung và hình thức thơ, tiêu biểu nhất là sự thể hiện cái tôi ngông. Có thể nói Hầu trời không phải là một đề tài mới của riêng Tản Đà, đề tài “lên tiên” đã từng được thể hiện trong nhiều sáng tác dân gian và văn học viết thời trung đại. Nhưng Tản Đà lên tiên trong một bối cảnh, mục đích, diễn biến hoàn toàn khác so với trước đó. Tiếng ngâm thơ “vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời “mất ngủ”. Rõ ràng, cái duyên được lên hầu Trời gắn liền với những phút cao hứng của nhà thơ. Chuyện bịa mười mươi mà xem chừng rất tự nhiên. Bài thơ có rất nhiều chi tiết cụ thể được xếp đặt lô-gich: nằm một mình - buồn- đun nước uống -ngâm văn, tiên xuống - nêu lí do -đưa lên trời, được đón tiếp trọng vọng, được mời mọc đọc thơ -chư tiên xúm vào khen ngợi, tán thưởng -Trời truyền hỏi danh tính -kể lể tình cảnh, bày tỏ nỗi lòng -Trời đả thông tư tưởng, lạy tạ ra về… Nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà vẫn tự nhiên, hóm hỉnh. Ở đây, tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái hồn cốt trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, dường như tác giả muốn người đọc xác nhận đây là một câu chuyện thật. Nó đưa người đọc đến với những cảnh trí thần tiên, lộng lẫy, không còn sự ràng buộc, không còn sự giới hạn. Nhà thơ bịa ra chuyện “hầu trời”, hình dung và đặt các đấng siêu nhiên ngang hàng với mình đã hàm chứa một sự khiêu khích đối với cái tôn ti, đẳng cấp đang thống trị xã hội lúc bấy giờ. Chính vì vậy, câu chuyện được lên tiên giới vừa lãng mạn nhưng pha lẫn nét “ngông” trong thơ thi nhân. Việc hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần nhiệm vụ tỏ chí nghiêm trang, khắc khổ để tiện giải bày cảm xúc phóng khoáng của con người cá nhân, đồng thời là một cách để nhà thơ thể hiện độc đáo nhất cái ngông của mình.
Sau khi được hai nàng tiên dẫn lên trời, Tản Đà đã đọc thơ cho chư tiên nghe: Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc/ Trời sai pha nước để nhấp giọng/ Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe/ Dạ bẩm lạy trời con xin đọc. Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần ngông nghênh tự đắc: Đọc hết văn vần sang văn xuôi/ Hết văn lý thuyết lại văn chơi/ Đương cơn đắc ý đọc đã thích/ Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi. Tự khen tài mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông rất đáng yêu trong thơ Tản Đà. Rõ ràng, thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Nhà thơ đã thấy được dài, giàu, lắm lốiphẩm hạnh đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những phẩm hạnh truyền thống như nhời văn chuốt đẹp, khí văn hùng mạnh, êm, tinh…Tình huống hầu Trời quả đã cho nhà thơ một cơ hội tuyệt vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng của bản thân. Ông cũng rất ngông khi tìm đến trời để khẳng định tài năng, ngông khi đem văn chương lên “tiếp thị” chợ trời. Cái ngông ấy gián tiếp nói lên rằng ở hạ giới không có ai là tri âm, tri kỉ với thơ văn ông. Lời trời khen hẳn là sự thẩm định có sức nặng nhất, không thể bác bỏ, nghi ngờ. Đúng là một lối tự khẳng định rất ngông đồng thời bộc lộ quan niệm về văn chương của Tản Đà. Có thể nói Tản Đà là nhà thơ đầu tiên đi rao bán văn chương.
Khi đọc văn chương cho trời nghe, Trời hỏi danh tính, Tản Đà đã hiên ngang thể hiện cái tôi của mình qua việc tự xưng: Dạ, bẩm lạy Trời, con xin thưa:/ Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn/ Quê ở Á châu về Địa cầu/ Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt. Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe. Việc xưng danh của Tản Đà diễn ra khá tự nhiên, phù hợp hoàn toàn với mạch truyện. Việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để thể hiện cái tôi cá nhân của mình, và đó cũng chính là cái ngông của Tản Đà. Thơ văn trước kia không ít người xưng tên, Nguyễn Du đã từng ngậm ngùi: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Độc Tiểu Thanh kí), Hồ Xuân Hương trong Mời trầu cũng tự khẳng định: Này của Xuân Hương mới quệt rồi, Nguyễn Công Trứ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng (Bài ca ngất ngưởng)…Nhưng cách xưng danh tính của Tản Đà cũng khác thể hiện rõ dấu ấn trong cung cách của ông, đó là cách xưng hô tên trước, họ sau giống phương Tây, tách tên, họ theo một kiểu cung khai lí lịch rất hiện đại, lại còn nói rõ bản quán, quốc tịch, châu lục, tên của hành tin… Vì vậy đã ngông lại càng ngông. Nhưng đó là cái ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn sau vẻ thành khẩn trước “đấng chí tôn”, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ. Một cái tên - tên thật chứ không phải tự hay hiệu -mà được nói ra trịnh trọng đến vậy hẳn nhà thơ phải thấy có một giá trị không thể phủ nhận gắn liền với nó. Hơn nữa, ông còn muốn Trời thấy được Nguyễn Khắc Hiếu chính là của Á Châu -của xứ sở có một nền văn minh tinh thần cao quý, đáng tự hào. Cụ thể thêm một mức nữa, ông kiêu hãnh khai mình là đứa con đích thực của sông Đà núi Tản nước Nam Việt. Khi trong thời hiện đại, hai chữ “thiên hạ” đã trở thành một khái niệm mở (điều này Tản Đà ý thức được rất rõ), đặc biệt khi đất nước đã mất chủ quyền, kiểu nói như vậy của nhà thơ rõ ràng chứa đựng cả một cái thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm “non nước” đáng quý. Cũng qua câu thơ, tác giả đã ngầm cho biết lai lịch của bút hiệu Tản Đà – một điều đã từng được ông thể hiện trong nhiều bài thơ khác.
            Tản Đà xưng rõ danh tính, hóm hỉnh hơn, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình qua việc mượn lời của “Thiên tào” tra sổ: Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu/ Đày xuống hạ giới vì tội ngông. Rõ ràng việc tự nhận mình là trích tiên (ngầm so sánh mình với Lý Bạch) là một cái tôi rất mực ngông nghênh của Tản Đà. Tự nhận mình là tiên nghĩa là gián tiếp khẳng định mình cao hơn mọi người.Và ông tiên ấy vì ngông mới bị đày xuống hạ giới. Văn thơ trước đó không phải không có người ngông, nhưng tự nhận mình là ngông như Tản Đà thì thật là hiếm. Sau khi đối thoại với Trời, ngông hơn, nhà thơ còn tự nhận trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ nói chung và của bản thân mình nói riêng là lo việc thiên lương cho nhân loại dưới cõi trần tục: Trời rằng không phải là Trời đày/ Trời định sai con một việc này/ Là việc thiên lương của nhân loại/ Cho con xuống thuật cùng đời hay. Việc thiên lương là một luận thuyết về cải cách xã hội của Tản Đà. Ông quan niệm thiên lương là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, là sự thống nhất toàn vẹn của ba “chất” trong con người: lương tri (tri giác trời cho), lương tâm (tâm tính trời cho) và lương năng (tài năng trời cho). Theo ông, nếu chú ý bồi đắp, thực hành thiên lương thì có thể cải tạo được tình trạng luân thường đảo ngược, phong hóa suy đồi và sự trì trệ, lạc hậu của xã hội Việt Nam thời đó. Như vậy, Tản Đà muốn bất mãn trước cuộc đời nhưng ông vẫn luôn tha thiết vì đời, quan điểm viết văn là để phục vụ việc thiên lương cho nhân loại. Viết văn hay làm cho đời đẹp là nhiệm vụ mà trời đã trao cho nghệ sĩ.
Bài thơ Hầu trời được Tản Đà viết vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Đây là thời kì mà thơ Việt Nam đang tiến vào quỹ đạo hiện đại, hình thức thơ cũng có nhiều biến đổi: bài thơ dài, mỗi bài nhiều khổ, ngôn ngữ từ “điệu ngâm” chuyển sang “điệu nói”. Bài thơ Hầu trời của Tản Đà là một cách tân đáng kể về thể thơ. Tản Đà không dùng các thể thơ cũ như thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát …như các bài thơ trước đó mà dùng thể thơ thất ngôn trường thiên.Với ưu thế không hạn định về số câu, niêm, luật, vần, đối, ngắt nhịp  hết sức tự do, thể thơ này đã giúp Tản Đà đi đến tận cùng trong việc thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn, chuyển tải thành công câu chuyện hư cấu tưởng tưởng và kể chuyện một cách linh hoạt. Điều ấy góp phần không nhỏ trong việc thể hiện cái ngông của nhà thơ, tạo nên một sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Chỉ có trong một thể loại thơ tự do phóng khoáng thì cái tôi ngông ấy mới có đất thỏa sức thể hiện mình. Như vậy, ngay trong việc lựa chọn thể thơ phần nào đã thể hiện cá tính tác giả. Tản Đà được mệnh danh là “ảo thuật gia” về ngôn ngữ…thì với Hầu trời  hoàn toàn ngược lại. Ngôn ngữ trong bài thơ Hầu trời  là thứ ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, ít có những ước lệ, cách điệu như trong thơ trung đại, đôi khi có phần suồng sã. Những câu thơ dường như cứ tự nhiên tuôn ra một cách hết sức thoải mái: Trời lại sai con việc nặng quá/ Biết làm có được mà dám theo. Có thể nói việc đưa ngôn ngữ đời thường dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca là sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà. Ngôn ngữ thơ ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thoả sức bộc lộ và thể hiện mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Bài thơ đã phác hoạ một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định. Giọng điệu trong bài thơ Hầu trời khá linh hoạt: đó là giọng kể mang tính tự sự phối hợp với giọng trữ tình nhiều sắc điệu, khi hóm hỉnh hài hước, lúc thì sôi nổi phóng khoáng, khi lại ngậm ngùi, chua chát. Với giọng điệu tương đối tự do, linh hoạt, cách biểu hiện cảm xúc của tác giả trở nên phóng túng, tự do, không bị gò ép. Đây cũng chính là một cách tốt nhất để tác giả có thể thể hiện cái ngông và cá tính của mình.
Tản Đà đã một mình làm được “cơn gió lạ”. Nối dài một truyền thống sáng tạo, ông đã đưa lại cho Văn học Việt Nam thời cận đại hàng loạt những sáng tác mẫu mực. Đóng góp lớn nhất của ông là việc thể hiện con người cá nhân, khẳng định ý thức cá nhân một cách mạnh mẽ, táo bạo. Trong đó Hầu Trời là bài thơ đẹp đẽ nhất. Tuy lịch sử văn học đã vượt qua ông để tiếp tục cuộc vận hành bất tận với những tên tuổi mới, nhưng gạt Tản Đà ra khỏi sẽ thấy một khoảng trống vô cùng to lớn. Hầu trời là bài thơ không chỉ mới ở tình điệu cảm xúc, không chỉ thể hiện một ý thức cá nhân mới, một cái tôi rất gần với cái tôi thơ Mới sau này mà còn có những đổi mới đáng kể về mặt hình thức nghệ thuật. Và như ai đó đã từng nói Hầu Trời chưa phải là bài thơ hay nhất của Tản Đà nhưng là minh chứng rõ nhất cho “người của hai thế kỉ”.
V.T.T.T
(GV Văn - THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định)

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Bài văn của Nguyễn Trung Hiếu - trường Ams

Thư gửi mẹ

Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN

Niềm tin là một phạm trù, nhưng nó lại rất mờ ảo. Ai trong chúng ta cũng có cả, chúng ta hiểu về nó nhưng lại khó định nghĩa về nó. Niềm tin đến trong sự trông đợi, trong những khi bạn thấy mình tuyệt vọng. Niềm tin là nghị lực sống, nhưng có khi niềm tin cũng làm cho con người ta thất vọng về nó.
Vậy thì niềm tin là gì?
Nghĩa là đơn giản là tin vào những gì họ nói, đôi khi không hiểu hết được những điều họ đang nói, đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì mình nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng.
Khi bạn yêu 1 ai đó bạn sẽ đặt niềm tin vào họ, vì đó là niềm tin, là cuộc sống của mỗi người nhưng đó không phải là lý do khiến bạn tồn tài duy nhất mà đó là 1 phần động lực giúp bạn vượt qua khó khăn, vượt qua thử thách để đi tìm 2 từ " hạnh phúc" thật sư của bản thân mình. Sống là không chờ đợi, là sự đấu tranh để sinh tồn để tìm kiếm, vì vậy niềm tin cũng thế. Bạn có thể mất niềm tin vào 1 thứ nhưng không thể mất niềm tin vào tất cả mọi thứ.
Nếu 1 lúc nào đó niềm tin của bạn bị sup đổ, bạn mất niềm tin vào 1 điều mà bạn rất tin tưởng thì mọi thứ với bạn sẽ trở nên rất tồi tệ, và như chẳng còn ý nghĩa gì với bạn cả, đôi khi mọi thứ chỉ hình thành khi bạn đặt niềm tin vào nó, mỗi người có niềm tin và họ dựa vào đó để sống, cái tạo ra niềm tin không phải bắt nguồn từ người khác mà do chính bản thân và ý chí của bạn, vì chỉ có bạn mới hiểu được bạn cần cái gì vì cái gì bạn tin tưởng.
Mỗi người đôi khi chỉ vịn vào niềm tin duy nhất để bước đi, bởi vì họ không biết cũng như cảm thấy không có gì đáng tin hơn điều này cho nên dốc hết sức mình để tin tưởng vào nó, làm thế để làm gì khi biết sai cũng tin, biết là đang đi sai đường nhưng vẫn cố vùng quẫy, than trách. Cuộc sống có rất nhiều điều nó không chỉ gói gọn trong bất cứ khái niệm nào hay từ nào cả, mà nó là cả 1 thế giới bao la, chỉ cần bạn có lòng tin bạn sẽ làm lại được, bạn có thể 1 lần nữa đứng dậy, hô to 1 cách tự hào rằng bạn đã vấp ngã đấy đau đấy nhưng điều đó sẽ giúp bạn tin tưởng hơn vào chính bản thân mình giúp bạn thấm thía nỗi đau của mình, và sẽ biết suy nghĩ đắn đo khi người khác hỏi bạn " có nên tin hay không ? " bạn sẽ lưỡng lự giữa sự tin và không tin, sau 1 hồi suy nghĩ bạn sẽ tìm được câu trả lời tuy có chậm 1 chút, nhưng điều đó cũng giúp bạn giúp bạn không quên bạn đã từng té như thế nào, giúp bạn không quên bạn đã đau như thế nào và làm thế nào để có thể đứng dậy được không phải là bạn không thể có lại niềm tin mà chính bạn có muốn tin và có dám tin hay không? Nếu có thì bạn sẽ vượt qua được thôi.
Niềm tin của cuộc sống là điều gì đó khi bạn vấp ngã, thất bại và chán nản, khi nghĩ đến nó bạn sẽ mạnh mẽ đứng lên và đi tiếp.
Bạn hãy đón nhận mọi sự việc bằng sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Đừng trốn chạy mà hãy biết phân tích đúng với bản chất những gì đang diễn ra, hãy tự tin vượt qua nó. Bạn đừng bao giờ bỏ cuộc với cảm giác không còn lối thoát trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bạn hãy chấp nhận và tha thứ. Đừng cố gắn bới móc lỗi lầm của người khác, hãy biết tha thứ nhưng nên nghiêm khắc nhìn lại mình. Đừng ngại mở lòng với tình yêu vì chỉ có tình cảm thật sự mới giúp cho chúng ta tìm được chính mình.
Bạn đừng ngại đối diện với nỗi buồn, sự thất vọng và cô đơn – đôi khi sự cô đơn thực sự sẽ giúp bạn hiểu và chiêm nghiệm được nhiều điều bổ ích, sâu sắc, đừng đắm chìm triền miên trong sự than trách yếu đuối. Bạn hãy bắt tay vào công việc mà bạn yêu thích ngay cả lúc bạn chán nản nhất và không muốn làm việc, vì chỉ có công việc thực sự mới đem lại cho bạn niềm vui và tin vào cuộc sống. “Mất tiền thì bạn có thể làm ra tiền – mất sức khỏe bạn có thể tìm lại được sức khỏe của mình – còn mất danh dự bạn vẫn có thể khôi phục được danh dự nếu bạn có niềm tin và thời gian – mất niềm tin bạn vẫn có thể tìm lại niềm tin bằng sự cố gắng, nghị lực và tình cảm con người – và chỉ khi bạn thôi không cố gắn nữa hay buông xuôi bạn mới có khả năng mất tất cả. Mất danh dự là mất 1 nửa, mất niềm tin là mất hết.”.
Thước đo cho sự thành công hay giá trị của con người không phải là những giá trị vật chất hay danh vọng. Những giá trị tinh thần và niềm tin mới có giá trị lâu dài. Hãy luôn hướng về phía trước – đừng quay đầu lại. Hạnh phúc là cảm giác thực trên từng chặn đường đi chứ không phải chỉ cảm giác tới đích.
Bất cứ ai sử dụng máy tính cá nhân đều biết đến cái tên "Microsoft". Nhưng điều ít người biết đến Bill Gates, người đồng sáng lập công ty này, không chỉ là một thiên tài gặp may, mà là một con người đã biết tự tạo ra kinh nghiệm để hỗ trợ niềm tin của mình. Khi biết rằng công ty Albuquerque đang khai triển một thứ gọi là "máy tính cá nhân" cần đến phần mềm BASIC, Bill Gates đến gặp họ và hứa bán cho họ phần mềm, mặc dù vào lúc đó ông chưa hề có thứ phần mềm này.
Đã hứa, ông phải kiếm cách thực hiện. Thiên tài đích thực của ông là ở khả năng tự tạo ra niềm tin chắc chắn. Có rất nhiều người cũng thông minh như ông, nhưng ông biết sử dụng niềm tin để khai thông nguồn năng lực của mình và chỉ trong ít tuần lễ, ông cùng một đối tác đã viết ra một ngôn ngữ để biến máy tính cá nhân thành hiện thực. Bằng việc quyết tâm và tìm ra lối đi, Bill Gates đã khởi động ngày hôm đó một chuỗi những sự kiện sẽ làm thay đổi toàn diện lề lối kinh doanh của người ta và đã trở thành tỷ phú khi mới 30 tuổi. Niềm tin mang lại sức mạnh!
Hay bạn có biết câu chuyện chạy một dặm trong 4 phút không? Từ trước tới nay, người ta vẫn tin là không ai có thể chạy một dặm mà chỉ mất 4 phút thôi. Thế mà vào năm 1954, Roger Bannister đã phá vỡ sự tin tưởng vững chắc ấy. Anh quyết tâm thực hiện bằng được "điều không thể" ấy, không những bằng việc luyện tập thể dục, mà còn bằng việc không ngừng lặp lại trong trí mình rằng mình có thể làm được việc này, khiến hệ thần kinh của anh đã hình thành một mệnh lệnh bắt buộc anh đạt cho bằng được kết quả.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khía cạnh vĩ đại nhất của thành công này lại chính là những gì anh đạt được cho người khác. Hầu như không ai dám nghĩ là có thể đạt kỷ lục chạy 4 phút một dặm, thế mà chỉ trong vòng một năm sau khi Roger phá kỷ lục, 37 vận động viên khác cũng đã phá kỷ lục này. Kinh nghiệm của anh đã cống hiến cho họ mẫu gương đủ vững vàng để tạo nên nơi họ niềm tin chắc chắn rằng chính họ cũng có khả năng làm"điều không thể". Và một năm sau đó nữa, 300 vận động viên khác đã đạt cùng một thành tích như thế!
"Niềm tin nào trở thành chân lý cho tôi là niềm tin cho phép tôi sử dụng hết sức lực của mình, dồn hết năng lực của mình vào hành động"
Chỉ thực sự tin tưởng vào những gì bạn sẽ đạt được bạn mới có thể vững bước trên con đường của mình, dẫu sao bạn đã đi là bạn đã tin vậy tại sao lại dừng lại khi bạn đang dần đi tìm được hạnh phúc không có gì là thực sự dễ dàng bỡi vì cái gì cũng có cái giá của nó cả. Cho đi để nhận lại sống để nếm trải, để vấp ngã để đấu tranh và sinh tồn với số phận của mình dù có bị đánh gục cũng không nản lòng chỉ có như thế mới có thể biết được cái gì là " hạnh phúc", hãy bước những bước dẫu là rất chậm còn hơn là đứng yên nhìn người khác vượt qua mình điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả chỉ có bước ra khỏi nỗi đau quá khứ thì bản thân mới tìm đến tương lai và sẽ tìm được hạnh phúc.
Ngay cả lúc thất vọng nhất, hãy luôn nghĩ về những điều bạn từng ước mơ, hãy mạnh dạn và hãy tự tin, trầm tĩnh, vững vàng. Hãy đi những con đường mà bạn đã suy nghĩ là đúng dù có thể chưa ai đi.
Đừng quá tự dằn vặt hay nuối tiếc những gì đã qua, về những gì mà chúng ta đã làm. Không vấp ngã trong cuộc sống là một điều tốt, nhưng vấp ngã mà đứng dậy đi vững vàng thì là một điều tốt hơn. Cuộc đời ai cũng có lần vấp ngã – sau mỗi lần vấp ngã, sai lầm người ta sẽ có được kinh nghiệm sống quí giá hơn. Bạn nên học hỏi từ người khác nhưng đừng lấy người khác làm thước đo giá trị của mình. Đừng mong muốn mọi người hiểu mình, chỉ cần chính bạn hay một người khác hiểu bạn là đủ rồi. Hãy sống thật với cảm xúc của chính mình, những giọt nước mắt, những lời chân thật từ trái tim trong một lúc nào đó sẽ giúp bạn vơi nhẹ nỗi buồn xúc cảm tổn thương. Hãy trầm tĩnh và bao dung với những người đã từng gây ra nỗi đau cho bạn.
Chẳng có gì đáng để lo sợ vì chúng ta chẳng có gì để mất. Tất cả những gì người khác có thể cướp đi từ bạn đều chẳng đáng giá gì. Tại sao bạn phải lo sợ, hoài nghi, do dự? Bạn phải là chính bạn, là sự tự do không giới hạn, trải nghiệm và sống thật sự. Có quá nhiều người đánh mất chính mình để làm hài lòng người khác. Thách thức của cuộc sống là tận hưởng mọi thứ mà không lệ thuộc vào bất cứ điều gì.
“Bạn sống đôi khi không vì cái gì cả
Khi bạn sống trong chờ mong: thì đó là hy vọng
Khi bạn sống có mục đích, có sự  hy sinh và niềm hy vọng. Đó là niềm tin
Hãy sống với niềm tin từ trong trái tim mình, dù cuộc đời có muôn nghìn cay đắng”.
Cuộc đời con người chúng ta ngắn ngủi lắm các bạn à. Có thể hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại, ngày mai vẫn còn là bí ẩn. Vậy tại sao chúng ta không sống hết mình cho ngày hôm nay?
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt lành và bất ngờ nhất sẽ đến cùng với cố gắn của mình. Những gì đã qua sẽ trở thành vốn sống của bạn. Cuộc sống không có điều gì mất đi mà không mang đến cho ai điều mới mẻ, bổ ích hơn. Nếu bạn chưa tìm được thì hãy suy nghĩ sâu sắc, tĩnh lặng để nhận ra điều đó và đừng lãng phí thời gian một khi bạn đã hiểu. Những gì bạn cho đi hôm nay từ trái tim chắc chắn bạn sẽ nhận lại được từ trái tim – ngày mai hoặc sau này. Đừng chỉ cầu mong, mơ ước không mà hãy hành động. Hãy sống giản dị, chân thành và thật lòng. Cuộc đời này luôn có luật nhân quả, sẽ luôn công bằng, có trước có sau với tất cả mọi người, với nhũng gì bạn đang thực lòng suy nghĩ, đang làm và hướng đến hôm nay. Chính bạn mới là người hiểu rõ được những gì bạn có thể làm được và nên làm. Bạn hãy tin vào điều kỳ diệu và phép nhiệm màu của tâm hồn con người, của cuộc sống – và nhất là tin vào chính bạn.
Niềm tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Niềm tin mở cánh cửa đến với tinh hoa. Khi tin điều gì là chân lý, bạn thật sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên.
“Niềm tin là niềm tin!
Có thể đánh mất tất cả nhưng đừng đánh mất niềm tin...”
NGUYỄN THỊ HOA
(GV GD Công dân)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Nguyễn Đăng Mạnh từ bục giảng tới văn đàn


  • CHU VĂN SƠN


1. Đôi nét phác hoạ
Những người gần Nguyễn Đăng Mạnh đều nhận thấy ông rất mê dùng hai chữ “sang trọng” và “nhếch nhác”. Với nghĩa thông thường thì ít thôi, còn nhiều hơn là với hàm nghĩa đã được nới rất rộng, rất phóng, rất vui nữa.
- Nhếch nhác! Trích ai không trích lại đi trích cái tay ấy!
- Tay này bị báo chí đánh, đâm sang trọng ra, lên giá hẳn!
Người ra đã quen nghe đến nỗi, trong một cuộc họp Hội đồng lí luận Hội Nhà văn, có vị đã dùng chữ “sang trọng” với cái vẻ ấy, thì được nhắc khéo ngay: ấy chớ, đó là “chữ của ông Mạnh”. Thế có khác chi một sở hữu độc quyền! Oái oăm nhất là, một bạn văn nào đó của ông đã nghĩ ra cái tình huống: nếu cấm dùng hai chữ ấy, thì ông Mạnh hết đường xoay sở! Tôi nghĩ xoay sở thì không khó gì. Nhưng chắc chắn là mất hẳn đi cái giọng, cái khí sắc Nguyễn Đăng Mạnh. Chả là mấy chữ không đâu kia lại là một thứ qui chiếu rất riêng của ông.
*
Bắt đầu là một kỉ niệm thời tôi còn là sinh viên. Chẳng biết có phải do ấn tượng từ tên sách, từ lối văn của cuốnNhà văn tư tưởng và phong cách hay đơn giản chỉ vì cái chữ đăng rất võ đoán trong cái tên ông xui khiến, mà hồi chưa vào đại học, tôi cứ hình dung Nguyễn Đăng Mạnh là một người cao cao, trán hói. Sau cặp kính dày cộp là khuôn mặt đăm chiêu lúc nào cũng lơ đãng một cách nghiêm trang, trên tay là chiếc cặp nặng trĩu những tư liệu và công trình… Tóm lại, là một học giả sang trọng. Nhưng đến một hôm khi đã học năm thứ hai, thì một anh chàng lớp trên chỉ cho tôi : Kia kìa ! thầy Mạnh đang đến kia kìa ! Thú thực, tôi hơi… thất vọng ! Chả sang gì cả ! Còn “nhếch nhác” nữa là đằng khác! Không hề cao, lại đội chiếc mũ lá cọ đã thâm màu, dắt chiếc xe đạp cũ, màu cua luộc, ghi đông lủng lẳng chiếc túi xách màu da bò bạch phếch – tôi hãy còn nhớ túi có trang trí hình một chiếc thuyền buồm. Hẳn là túi đi chợ của bà xã rồi!... Chà! Kia mà là người đã làm sáng giá lên sự sang trọng và tài hoa của Nguyễn Tuân ư? Kia mà là người đã khám phá ra niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu, thi sĩ lãng mạn vào bậc nhất của nước Nam này ư?... Chả giấu gì, lúc ấy tôi đã theo chân vào lớp với một hoài nghi ngấm ngầm. Vừa đi, vừa cố tìm mối liên hệ giữa cái ông tác giả Nhà văn tư tưởng và phong cách mà tôi vẫn hình dung là đầy kiêu sang, với ông thầy như một giáo khổ tường tư đời mới kia ! Mãi mà không ra. Ngồi ở cuối lớp, máu vẽ vời trong tôi nổi lên. Tôi hí hoáy rất nhanh một chân dung hí hoạ: từ khuôn mặt, cái cằm, sống mũi, gò má đến đôi mắt, nhất là những tia nhìn… cái gì cũng nhòn nhọn, săng sắc! Và lấy làm khoái chí rằng đã tóm được thần thái rồi. Lúc ngẩng lên chợt gặp lúc ông cười. Tôi mới ngớ người ra. Phải, cái cười đã “cứu” tất cả. Nó bừng sáng, làm tan đi cái vẻ đăm đăm khắc bạc, những nét săng sắc nhòn nhọn phút chốc chìm đi, toả ra xung quanh một làn hơi ấm và sáng. Cái thần của ông là đây kia, bây giờ mới ló rạng. Thực tình, không có cái cười đó tôi không thể nào tin được ông lại có thể là một người cởi mở, ấm áp, thoải mái, trẻ trung như tụi lớp trên vẫn kháo nhau. Thế là, tôi vội bí mật thủ tiêu cái “kiệt tác” còn chưa ráo mực của mình. Tay kia rút một tờ giấy khác, phác nhanh những nét mới, để “sửa sai”.
Tuy nhiên, phải đến khi ông giảng, thì sự hoài nghi của tôi mới được giải toả hết. Còn nhớ hôm ấy là chuyên đềMấy vấn đề phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ Hồ Chủ Tịch. Không ngờ ông có thể trình bày vấn đề khúc chiết minh bạch đến vậy. Không màu mè, không hoa lá, không bay bổng, không ngọt ngào. Mà sắc sảo, táo bạo đầy bản lĩnh. Ấy là kiểu hấp dẫn bằng chính tư tưởng, tư duy, chứ không phải bằng mĩ cảm phóng túng hay kĩ năng sự phạm điêu luyện. Những bài lẻ của ông về thơ Bác, tôi đọc rồi. Chúng đã được công bố rải rác trên Văn nghệ, Tác phẩm mới, Tạp chí văn học… Nhưng ở đây là cả một hệ thống vừa sáng sủa, vừa phong phú. Tôi đã đọc cả mấy chuyên luận về thơ Bác của các vị khác, toàn những cuốn cũng công phu lắm, nhưng cho đến bây giờ, vẫn chưa thấy ai nói về thơ Bác như vậy. Đó là cả một thế giới nghệ thuật. Chỉ cần một thái độ khoa học, những thao tác khoa học thôi cũng thấy được giá trị thực cao quý của nó, chả cần phải tô vẽ tán dương dễ dãi làm gì. Đám sinh viên cùng khoá ghé vào nghe ké khá đông. Đứa nào cũng mê tít việc phân loại thơ Bác thành hai mảng thơ nghệ thuật và thơ tuyên truyền một cách thật khoa học. Sau nữa là sự lí giải bất ngờ về chất thép độc đáo của Hồ Chí Minh,v.v… Điều gì cũng rốt ráo, sơn cùng thuỷ tận. Mà khẩu khí thì tự tin và lắm lúc đến là cực đoan. Tôi nhớ hình như đã thầm reo lên rằng: Đây rồi! Chính cái khẩu khí của Nhà văn tư tưởng và phong cách đây rồi! Thế mới đúng chứ! Và cũng trong lúc ấy, tôi chợt nhớ lại bìa của cuốn sách đó là thứ giấy vàng vàng ô ố, những mảng màu trang trí thì xin xỉn, chẳng tươi tắn, bắt mắt gì cả. Nhưng bên trong lại là thứ văn sắc và sáng, nặng trĩu những ý tưởng, mà lại thoát hẳn phong cách hàn lâm. Bìa sách thế với ruột sách thế có lẽ chỉ là ngẫu nhiên mà cứ như có một sự xui khiên vô hình nào vậy! Tôi chắc không phải ai cũng chịu lối văn này. Nhưng ai đã thích thì dễ bị mê hoặc.
Bây giờ thì đời sống ông sang trọng nhiều rôi. Con cái ông cũng khá cả mà. Nhưng chẳng hiểu sao, với tôi cụ Mạnh – sa lông phô tơi, com lê cà vạt vẫn không thi vị bằng cụ Mạnh – mũ – lá. Và tôi dám chắc rằng nếu như in vào kí ức thời sinh viên của tôi không phải là cái mũ cọ trung du lôi thôi xoàng xĩnh, thì hẳn là hình ảnh ông trong tôi sẽ mất đi một cái gì rất quan trọng. Hình như, cứ phải thế mới ra cụ Mạnh! Hay tôi là kẻ oái oăm?
*
Một lần lục giá sách của ông, tôi gặp cuốn Maiacôpxki của Hoàng Ngọc Hiến với lời đề “Tặng Julien Mạnh”. Tôi lấy làm lạ: tên thánh tên thiếc gì chăng? Mà có tên thánh nào thế đâu nhỉ? Mãi mới vỡ lẽ: Julien là tên nhân vật chính trong Đỏ và Đen của Stangđan mà ông rất mê. Một nhân vật quyết liệt ghê gớm. Xuất thân từ tỉnh lẻ, tầng lớp thấp, nhưng bằng tài và chí, đã vượt khỏi vị thế của mình, bước thẳng vào thế giới của bọn quí tộc, thách thức cả những người cao sang nhất. Hoàng Ngọc Hiến bảo ông có trực giác khoa học. HồDzếnh bảo ông là người có khả năng nhận ra cái thần của mỗi nhà văn. Còn ông, ông chỉ nhận mình làm được điều gì cũng nhờ rất nhiều vào cái chất Julien đó. Tôi không nghĩ hồi trẻ ông học lớp hội hoạ kháng chiến của Tô Ngọc Vân là do cái chất kia xui khiến. Ông đã bỏ dở. Và may là như thế! Xuýt nữa ta đã có một hoạ sĩ xoàng mà mất đi một nhà nghiên cứu phê bình giỏi (tôi có xem mấy kí hoạ trong sổ tay hồi ông sang Campuchia. Nét vẽ xem ra cũng … tầm tầm thôi!). Hồi theo kháng chiến, do một sự tình cờ, ông đã đọc gần hết cả một gian sách tiếng Pháp chất trong cái lán nhỏ, do một thư viện nào đó chuyển lên cho cán bộ Sở giáo dục Việt Bắc, đặt ở hang Dơi, nằm ở phía bắc Thái Nguyên. Nhưng cũng thế thôi! Ông mê đọc chỉ vì…mê đọc, chưa phải để chuẩn bị vốn liếng cho một phê bình gia sau này. Phải đến sau nữa, đi học đại học, rồi vào dạy Đại học sư phạm Vinh, chàng Julien mới thôi thúc và thao thức nhiều trong ông. Không thế, giữa những ngày bom đạn đánh phá, hẳn ông không thể nhảy tàu ra Hà Nội để đọc sách. Cũng không thể cặm cụi nghiên cứu Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, giữa nơi sơ tán tăm tối, hẻo lánh trong rừng núi Thanh Hoá và bắt tay vào viết những công trình nghiên cứu phê bình đầu tiên ở đó!
Để lớn lên trong nghề này, ông đã gặp và chơi nhiều với cánh nhà văn, đặng hiểu sâu vào công việc sáng tác. Nhiều nhà văn đã thành chỗ thân tình của ông. ông cũng chịu tìm học các học giả để hỏi han, trao đổi, nhất là về những khái niệm chưa tường tận. Vậy mà nhiều lúc thật cay đắng. Thuở “hàn vi”, có lần chàng Julien mũ lá lặn lội đến gõ cửa nhà một giáo sư được đào tạo ở Tây hẳn hoi, để hỏi về chủ nghĩ tự nhiên. Thấy một người trẻ tuổi, vô danh, lại đội mũ lá, dắt xe đạp cà tàng, vị giáo sư sang trọng kia đã dành hẳn một “đặc ân”: tiếp ngay ở cửa, nói nhát gừng vài lời, rồi vội bắt tay để xua khéo về một cách … lịch sự. Ông lặng người, rồi ra về. Không còn nhớ trong lòng là nỗi cay đời hay buồn đời, là bi hay là phẫn nữa. Chàng Julien trong ông đã vụt dậy và cất lên một lời thề quyết liệt. Phải, chỉ có nó là sức mạnh duy nhất giúp ông sắt đá, giúp ông vượt lên sự khinh khi của những kẻ hợm hĩnh, hãnh tiến. Tôi ngờ rằng chữ “ nhếch nhác” và “sang trọng” sau này thành lời cửa miệng của ông có lẽ đã bật lên vào lúc ấy, khi cái tương quan lộn ngược của nó hiện ra nhỡn tiễn. Và, mỗi lần như thế, người ta càng thấy ông nung nấu, càng lao vào đọc, nghĩ, viết ráo riết hơn. Sau này tôi mới hay, ông từng bị lao phổi, bị chảy máu dạ dày hai lần đều là hậu quả của chuỗi ngày ráo riết triền miên như thế ấy. Hèn chi mà sau này, ngay khi đã thành một giáo sư đầu ngành rồi, ông vẫn luôn mở rộng cửa cho sinh viên ưa thắc mắc hỏi han đến “quấy”. Và sẵn lòng tin những người chân chính đang âm thầm lớn lên trong vô danh.
*
Nguyễn Đăng Mạnh là người ưa chuyện, giòn chuyện. Gặp người hợp, nhất là bọn trẻ (ông vốn thích chơi với cánh trẻ), ông có thể say sưa thâu đêm suốt sáng. Càng nói càng hăng, càng sắc. Nếu đã trò chuyện với ông rồi, ra về bạn ngẫm lại mà xem: ông chỉ có một chuyện thôi ! Toàn bộ những chuyện trên giời, dưới biển, đời xưa đời nay, bên Ta bên Tây, chuyện sư tử hay cầy cáo, đàn ông hay đàn bà, hồi ức hay thời sự, nghệ thuật hay tuyên truyền… cuối cùng rút lại chỉ độc một chuyện: tư tưởng nghệ thuật. Lúc giọng ông bốc nhất, lên men say nhất cũng là khi trực tiếp đụng đến cái chuyện ấy. Đơn điệu chăng? Cực đoan chăng? Hay là lẩn thẩn? Có lẽ chỉ đơn giản là ông quá si mê điều ông tâm niệm, thế thôi. Người ta bảo đó là “bệnh” của những người bị chính tư tưởng của mình ám ảnh, nó như cái bóng vô hình, không chịu lìa bỏ cũng không chịu buông tha. Có khi thế thật?
Tôi nhớ lần cùng ông vào Thanh Hoá để bồi dưỡng giáo viên và học sinh chuyên văn. Trên tàu ông nói chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ. Nghĩa là lúc nào cũng phải rướn giọng, phải đua với tiếng tàu xiết trên đường ray, tiếng cửa toa va đập sầm sập, xình xình. Thỉnh thoảng ông dừng lại châm thuốc, làm tôi cứ đinh ninh là ông sắp ngừng và sẽ phải gà gật như mấy cụ già bên cạnh. Tôi nhầm. Đó chẳng qua chỉ là quãng lặng để chuẩn bị một cao trào mới.
- Trong những thế kỉ trước, có người đã định nghĩa con người là cây sậy có tư tưởng. Cũng là thứ cỏ mọn hoa hèn thôi. Nhưng cần nhớ đó là cây sậy có tư tưởng! Thế thì cái tư thế người, cái tư cách làm người là do cái tư tưởng kia quyết định chứ gì? – Chừng như sợ người nghe mình gà gật, ông mới đổi tư thế ngồi và nhìn xoáy vào tôi – Làm học thuật hay làm nghệ thuật cũng thế cả ! Không có tư tưởng riêng thì vứt! Thì chìm ngỉm, mất tăm mất dạng. Anh lớn hay bé đều do cái tư tưởng kia mà nên. Sự sang trọng của một người viết phải được đảm bảo, được thế chấp bằng tầm vóc tư tưởng của bản thân anh ta. Mà tư tưởng nhà văn là tư tưởng nghệ thuật! Nên nhớ là như vậy. Tiếng Pháp nó gọi là I – đê pô - ê - tíc – cơ (Idée potéticque). Nghiên cứu nhà văn mà không tìm cái ấy thì tìm cái gì cũng chỉ vụn vặt mà thôi…
Đấy, hễ đụng đến chuyện ấy là cứ như đụng đến tín niệm riêng của ông vậy. Tàu ồn thế chứ ồn nữa, cũng có làm sao! Hèn chi mà bao năm nay, ông đã viết dễ có đến mấy chục đầu sách. Nhưng theo tôi, ông chỉ viết có một quyển! Nó là kết tinh toàn bộ quan niệm, tư tưởng của ông. Ấy là Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Mà phần chủ chốt của nó là đường đi vào tư tưởng nghệ thuật. Tất cả những cuốn khác chỉ là dọn đường, phác thảo, là phân thân, hoá thân, là mảnh vỡ của cùng một cuốn duy nhất này thôi. Chàng Julien mũ lá cứ âm thầm mải miết bước trên con đường ấy, vừa đi, vừa mở, vừa phát quang, để cuối cùng đã hái về những niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu, niềm căm uất không nguôi của Vũ Trọng Phụng, nỗi đau dai dẳng vì tình trạng con người bị sỉ nhục của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyên Hồng… Tất cả đều là những nhiệt hứng sôi nổi, là tư tưởng nghệ thuật sáng giá của các nhà văn đó. Tôi biết, có người còn muốn nắn chỗ này, đắp chỗ kia, nhưng không thể không thấy đó quả là một con đường! Tính thuyết phục của con đường ấy không phải ở nhiệt huyết đam mê cặm cụi suốt cả đời của người khai mở. Mà là ở kết quả nó mang lại. Chính những thành công của ông là vật thế chấp cho con đường đi đó.
*
Người ta bảo ông yêu ghét chúa là cực đoan. Tôi cũng thấy thế. Cả sống và viết ông đều thế. Một người đã quyết liệt thì có cực đoan cũng là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, ông ghét nhất sự dung tục, nhếch nhác. Vớ được một nhân vật nhếch nhác nào thì, lạy chúa, thôi rồi!... Còn yêu? Cũng cố   nhiên là sự sang trọng. Ấy là sự sang trọng của tài hoa và nhân cách. Ông mê nhất Nguyễn Tuân là vì thế.
Nhớ một bận cách đây ít năm, khi đang bắt tay viết cuốn Ba đỉnh cao Thơ mới – Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, tôi có ghé ông chơi, nhân tiện hỏi thực hư về một chuyện mới nghe được, chuyện khá li kì. Đúng lúc ông vừa viết xong một bài về Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Nhiệt hứng còn đương ngùn ngụt.
- Ông thấy không ? Huấn Cao nói thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ, nghe nó sang trọng bao nhiêu ! Không cúi đầu trước đồng tiền và quyền lực. Mà cúi đầu trước một tấm lòng ! Trong khi đó tay Quản Ngục lại khúm núm trước Huấn Cao. Khúm núm thế đâu có nhếch nhác. Bởi đó là cái cúi đầu trước hoa mai cả thôi ! Thật là cái khúm núm đầy tư tưởng, cái khúm núm sang trọng. Tư tưởng của Nguyễn Tuân là đấy chứ đâu !
Sau cái câu đầy gay gắt đánh đá như vẫn đang còn tranh luận trong bài viết ấy, ông dừng lại châm thuốc hút.Tưởng ông đã dứt mạch, tôi định chen vào hỏi ngay. Nào ngờ… cao trào chưa hoàn toàn lắng xuống.
- Mà tư tưởng là tư tưởng riêng của mình. Chứ còn như ai kia tự nhận là hạt bụi mang tư tưởng mà lại là tư tưởng của người khác, thì… tưởng là sang trọng té ra lại nhếch nhác !...
Tôi định nói rằng, đời nó thế. Sang đó lại hèn ngay đó. Có cái ngỡ hèn mà hoá sang. Có cái tưởng sang trọng mười mươi, lại tầm thường, nhếch nhác. Có sự phế truất mà sang. Có sự lên ngôi mà nhếch nhác. Có cái nhếch nhác đắc thắng. Lại có cái thất thể vẫn cao sang… Phải tự tín lắm mới luôn tin rằng cái Sang là một giá trị giữa đời này. Và cũng phải lãng mạn lắm thì mới hằng tin rằng sự sang trọng chân chính nhất ở một con người chính là sự sang trọng của tư tưởng. Những thứ ấy đời dễ cho là viển vông, mơ hồ, thậm chí, còn nguy hiểm nữa. Người ra còn mải bận tâm, bon chen vì những gì gì kia, những phú quí, vinh hoa, tước hiệu, những ghế gẩm này khác chẳng hạn…Nhưng tôi kịp nhận ra rằng, điều chính mình đang nghĩ cũng đâu có mới lạ gì. Nó cũ như bản thân cuộc đời này rồi. Vả lại, cái chuyện tôi định hỏi vẫn nóng hơn. Tôi ghé ông lần này là vì chuyện ấy kia mà. Thế là tôi gạ, đại khái: nghe người ra úp mở rằng ông được Xuân Diệu rất sủng ái. Sau khi đọc xong bài Niềm khát khao giao cảm với đời đã khóc mà nói “Mạnh là người hiểu mình sâu sắc nhất”, đã mời ông đến nhà và tặng một chiếc đồng hồ, có phải không? Xuân Diệu đề nghị ông hãy nhận theo cung cách Tản Đà ngày xưa nhận 1000 đồng Đông Dương của Diệp Văn Kỳ, nghĩa là, nhận mà không cần cám ơn, lại còn nói nhún “Mình thì không đáng là Diệp Văn Kỳ, còn Mạnh đáng là Tản Đà”. Chuyện là thế nào? Thì ông xua tay lảng đi:
- Cái câu “hiểu mình sâu sắc nhất”, thì Xuân Diệu không trực tiếp nói với mình, mình cũng chỉ được nghe anh Văn Hồng thuật lại thôi. Còn chuyện tặng đồng hồ thì có. Nhưng bây giờ Xuân Diệu chết rồi. Nói ra có khi người ta bảo mình bịa. Thấy người sang bắt quàng làm họ. Mà ăn theo người sang lại chẳng là nhếch nhác à ? Chả dại!...

2. Một vài điểm nhấn

 Người ta vẫn nói đến Nguyễn Đăng Mạnh như một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam hiện đại. Tôi nghĩ, đó không phải là một sự tấn phong dễ dãi. Chuyên gia không chỉ là chuyện chuyên tâm, hay thông thạo một lĩnh vực nào đó. Mà quan trọng hơn là vừa phải bao quát vừa phải chuyên sâu về lĩnh vực ấy. Cụ thể là phải am tường những vấn đề thiết cốt nhất của nó, cùng những con đường hữu hiệu để tiếp cận và khám phá nó. Nhờ đó mới có uy thế để tập hợp được những đồng nghiệp, những cộng sự và người kế tục.
Ai cũng biết, mảng ông chuyên tâm là văn học Việt Nam hiện đại. Trước khi bao quát vĩ mô, phải bắt đầu từ vi mô. Hoàng Ngọc Hiến có lí, phải bắt đầu nghiên cứu đến nơi đến chốn từng chút một, thì một ngày kia mới có được một cái gì có nghĩa lí. Nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, không thể không giải quyết những chuyện như Hiện đại là gì ? Hiện đại hoá là thế nào ? Rồi các khuynh hướng lớn bấy giờ : thế nào là Lãng mạn ? thế nào là Hiện thực ? Về bản chất, chúng là các phương pháp nảy sinh và gắn chặt với các ý thức hệ, hay trước hết là các khuynh hướng cảm xúc thẩm mĩ của mỗi cá thể ? Quá trình vận động của văn học thời kỳ này bị chi phối bởi những qui luật gì ? Hệ thống thể loại của nó ra sao ?... Những chuyện to tát ấy không thể giải quyết, thậmc hí không thể hình dung khi mới chân ướt chân ráo vào cuộc. Nó là việc của mãi về sau này, sẽ dần dần giải quyết cho mình. Còn khởi đầu hẵng là một chút nào đấy đã. Thế là ông cặm cụi với tác giả. Mà các tác giả cần biên soạn cho giáo trình phải được ưu tiên trước. Xem ra những tác giả có duyên với ông đều là những hiện tượng phức tạp cả (ông nói vui rằng mình thích “húc” đầu vào những vị phức tạp). Để hình dung về họ, không thể không đi từ tác phẩm của họ. Thế là cặm cụi vào tác phẩm. Xuất phát từ thực tiễn như thế không chỉ là con đường của một nhà văn học sử, có lẽ, là con đường của nghiên cứu văn học nói chung. Còn lấy xuất phát từ lý thuyết, dùng lý thuyết áp vào thực tế rất dễ chông chênh. Trước khi có những bài bề thế có tính tổng quan, tổng quát cả một thời đại trong văn xuôi như Khải luận cho bộ Tổng tập (tập 30A), các bài Khái quát cho các bộ giáo trình đại học cao đẳng, giáo khoa phổ thông, ông đã mất dễ đến một phần ba đời người, lần từng chút một trong tác phẩm của từng tác giả thời ấy. Nghiên cứu Ngô Tất Tố, ông khảo kĩ toàn bộ phóng sự, cày xới các tiểu thuyết, một nhân vật quan trọng như Chị Dậu trong Tắt đèn đã được soi xét kĩ lưỡng. Nghiên cứu Nam Cao, ông bắt đầu bằng việc phân tích cho ra nhẽ hàng loạt tác phẩm Chí Phèo, Sống mòn, Một đám cưới, Đôi mắt.v.v… đặt mỗi tác phẩm vào “hoàn cảnh lớn”, “hoàn cảnh nhỏ”, tìm sự thống nhất và mối liên hệ giữa các tác phẩm, thậm chí giữa các tình tiết rải rác đó đây trong nhiều tác phẩm, tìm sự phát triển của các yếu tố qua các chặng đường sáng tác của từng tác giả. Rồi mới dựng lên một “bộ ba vấn đề”: Quan điểm sáng tác – Quá trình sáng tác – Phong cách nghệ thuật, để thâu tóm toàn vẹn sự nghiệp của mỗi vị. Bài giới thiệu về Nguyễn Tuân (vốn viết cho Nguyễn Tuân tuyển tập) có thể xem là một mẫu mực cho lối làm việc ấy1. Trước khi đề xuất cách hiểu của mình về Lãng mạn, Hiện thực, về Hiện đại và Hiện đại hoá trong Văn học Việt Nam hồi đầu thế kỉ, ông đã tỉ mẩn từng chút một về từng tác giả Lãng mạn, Hiện thực… ông khảo những nét phân biệt cùng những giao nối mong manh giữa các đối tượng ấy. Từ đó có căn cứ mà khái quát thành những điều to tát, góp phần giúp người đọc hiểu trúng hơn vào bản chất các vấn đề tưởng đã yên chuyện… Theo tôi, cách ông trình bày về Lãng mạn và Hiện thực, từ cội nguồn là khuynh hướng cảm xúc chung đến diện mạo riêng của nó trong thực tế văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ trước gồm các bình diện: khuynh hướng tư duy, hệ thống đề tài, hệ thống thể loại tương ứng, v.v… là cách nhìn thuộc tầm cỡ một chuyên gia hàng đầu. Cùng nghiên cứu giai đoạn này, có không ít người, nhưng phân biệt được như vậy, thì không nhiều. Dõi theo con đường nhọc nhằn của ông, có thể chứng thực: làm chuyên gia thì không chỉ chuyên chú vào bề rộng mà còn chuyên tâm vào chiều sâu, không chỉ chuyên luận cái lớn mà cần chuyên khảo cả cái nhỏ. Phải biết bước tới cái lớn từ cái nhỏ.

Nhìn ở phía khác: một chuyên gia văn học sử không thể không hình dung về tiến trình vận động làm nên cái gọi là lịch sử văn học. Có người hình dung bằng sự vận động của đội ngũ sáng tác. Có người hình dung bằng sự nảy sinh và tiếp nối của các khuynh hướng, các trào lưu. Người khác lại hình dung bằng sự vận động của các thể loại. Người khác nữa lại hình dung như là lịch sử của ý thức tư tưởng… Không phải không lường tính và xem xét đến những phương diện khác, nhưng trọng điểm quan tâm của Nguyễn Đăng Mạnh, trước sau, vẫn là tư tưởng gắn với những tác gia lớn.
Có lẽ trong quá trình nghiên cứu theo hướng của mình, ông mới thấy một thực tế khá bất ngờ: té ra tư tưởng của nhà văn là một khái niệm ở ta chưa phải đã tường minh lắm. Do đó, có hiện tượng đáng buồn: tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức, tư tưởng nghệ thuật… thường bị đánh đồng với nhau. Cũng đáng buồn không kém là hiện tượng tư tưởng nghệ thuật độc đáo của từng tác gia cứ được/bị lược qui vào một trong hai phạm trù tư tưởng “công cộng”: tư tưởng nhân đạo và tư tưởng yêu nước. Nhà khoa học chân chính thì không được phép làm ngơ trước điều đó. Làm một chuyên gia lại càng không thể làm ngơ. Công việc theo đuổi buộc ông phải bắt tay vào tường minh khái niệm tư tưởng nghệ thuật. Có thể nói đây là một đóng góp rất then chốt của Nguyễn Đăng Mạnh. Tham khảo các tài liệu lí luận trong và ngoài nước, ông thấy, người có ý thức nói đến khái niệm này rõ nhất là Bêlinxki. Tiếc rằng, nhà phê bình lớn thời Cách mạng dân chủ Nga ấy chưa xây dựng thành khái niệm hoàn bị. Song, những ý niệm ban đầu của Bêlinxki là tiền đề rất quan trọng. Cần phải đứng lên vai người khổng lồ này để hoàn thiện nó. Tuy nhiên, hình thành hẳn một khái niệm không phải là chuyện một sớm một chiều. Nghiền ngẫm trong nhiều năm, kiểm nghiệm qua thực tế nghiên cứu của mình, dần dần ông mới hình dung rõ nét về nó. Cho đến khi viết cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, ông mới chính thức lí thuyết hoá khái niệm này. “Khái niệm đó - ông viết rất sòng phẳng – thực ra là của Bêlinxki”. Và ông định nghĩa: “Tư tưởng nghệ thuật là một hình thái nhận thức đặc thù của người nghệ sĩ: nhận thức bằng “ toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó”. Hình thái nhận thức này đòi hỏi người nghệ sĩ phải huy động toàn bộ mọi năng lực tinh thần của mình mà nội dung chính bao gồm lí trí và tình cảm cảm xúc kết hợp hài hoà với nhau giống như xương cốt và máu thịt, như thể xác với linh hồn con người. Hình thái nhận thức này thấm nhuần lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Vì thế có thể gọi là hình thái tư duy – tình cảm thẩm mĩ của người cầm bút” 2. Theo tôi, định nghĩa trên đây đã khái quát được những thuộc tính khá căn bản của đối tượng. Việc xác lập thành khái niệm như thế đã vạch ra một ranh giới nào đó giữa tư tưởng nghệ thuật với các hình thái tư tưởng khác. Đồng thời, mở được một lối chiếm lĩnh tư tưởng riêng của từng nghệ sĩ. Tuy nhiên, nó được trình bày có phần hơi “nghệ sĩ”, vì vậy cần phải tường minh hơn thì mới hoàn chỉnh.
Theo tôi, trước hết, cần có sự phân biệt rành rẽ hai nghĩa không trùng nhau của khái niệm tư tưởng. Thứ nhất, tư tưởng là một hoạt động tinh thần. Theo nghĩa này, nó đồng nghĩa với tư duy. Vì thế tư tưởng nghệ thuật là một “hình thái nhận thức”, nó đồng nghĩa với tư duy nghệ thuật. Thứ hai, tư tưởng là kết quả của hoạt động tư duy. Theo nghĩa này, tư tưởng nghệ thuật là sản phẩm của tư duy nghệ thuật. Do đời sống ngôn ngữ luôn vận động, càng gần đây, chữ “tư tưởng” được hiểu nghiêng hẳn theo nghĩa thứ hai. Vì vậy, để chỉ hoạt động, người ta dùng chữ “tư duy”, và để chỉ kết quảcủa tư duy ấy người ta dùng chữ “tư tưởng”. Định nghĩa trên đây phần nào nghiêng về nghĩa thứ nhất. Tức là Nguyễn Đăng Mạnh cố gắng định danh  khái niệm tư tưởng nghệ thuật như một hình thái tư duy đặc thù mà ông gọi là “tư duy – tình cảm thẩm mĩ”. Cái mà bây giờ ta vẫn gọi bằng tư duy nghệ thuật. Còn nghĩa thứ hai, tư tưởng là kết quả tư duy của người nghệ sĩ, nghĩa cần phải tường minh hơn, lại chưa thật xác định.

Thứ nữa, là về tính đặc thù của tư tưởng nghệ thuật trong đối sánh với các hình thái tư tưởng khác. Nói đến tư tưởng, thói thường người ta mặc nhiên coi nó là sản phẩm thuần của lí trí. Tư tưởng nào cũng vậy, tư tưởng nghệ thuật thì cũng chẳng khác gì. Cho đến tận gần đây, ngay cả người trong giới sáng tác nghệ thuật cũng còn không ít ngộ nhận về nó. Nhưng, hiểu thế thì không nhận ra nét đặc thù của loại tư tưởng đó. Thiết nghĩ, cần một chút so sánh với hình thái tư tưởng khác, như tư tưởng khoa học chẳng hạn, thì dễ thấy nét riêng của mỗi đằng hơn. Phải tô đậm lại điều đơn giản này : tư tưởng nghệ thuật là tư tưởng được thể hiện trong nghệ thuật và thể hiện bằng nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà Bêlinxki đã nhấn mạnh nó bằng cụm từ “Idée poétique”, nghĩa đen là “tư tưởng thơ”, tư tưởng mang tính thơ - tức là loại tư tưởng có thuộc tính thẩm mĩ. Tư tưởng nghệ thuật là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, nó vừa giống vừa khác với tư duy khoa học. Tư duy khoa học chủ yếu dựa vào cái đầu lạnh, nghĩa là dựa vào một lí trí có phần đơn thuần. Thao tác căn bản của nó là trừu tượng hoá. Kết quả cuối cùng của nó là những khái niệm trừu tượng. Còn tư duy nghệ thuật là một trạng thái tinh thần đặc thù, trong đó cả lí trí và tình cảm đều vận hành mà vận hành cùng một nhịp với nhau và chuyển hoá sang nhau. Thao tác căn bản của nó là hình tượng hóa. Kết quả cuối cùng của nó là những hình tượng nghệ thuật sống động súc tích. Cho nên tư tưởng nghệ thuật không bao giờ tồn tại bên ngoài hình tượng. Theo tôi, bằng cái nhìn đối sánh, có thể thấy tư tưởng khoa học là một đơn thể thuần lí, còn tư tưởng nghệ thuật là một hợp thể gồm cả lí và tình. Nói cách khác, tư tưởng nghệ thuật có sự hoà hợp giữa hai bình diện cảm tính và lí tính. Ở bình diện lí tính, tư tưởng nghệ thuật là một quan niệm. Ở bình diện cảm tính, nó là một tâm trạng (Bêlinxki gọi là trạng thái nhiệt hứng), hay sát hợp hơn có thể gọi nó là một điệu cảm xúc. Do tính chất hoà hợp đặc thù này, mà có thể hình dung tư tưởng nghệ thuật như quan niệm đã hoá thân thành tâm trạng, hay một tâm trạng đã thấm nhuần quan niệm. Nếu chỉ thấy/xem tư tưởng nghệ thuật như một quan niệm đơn thuần, một mệnh đề trừu tượng (nghĩa là bình diện thuần lí tính), thì đó chỉ còn là dạng hoá thạch của tư tưởng, chứ chưa phải dạng sống động của tư tưởng vậy. Hình dung như thế, khái niệm tư tưởng nghệ thuật dễ xác định hơn chăng ? Với người nghiên cứu, nhận ra nét đặc thù này của tư tưởng nghệ thuật là điều không dễ. Nhưng không nhận ra tất sẽ nhầm lẫn với những hình thái tư tưởng khác. Từ đó, có thể rút ra vấn đề phương pháp tiếp cận tư tưởng là: cần phải thấy được tính hợp thể của nó, nghĩa là phải thấy được cả phía lí tính (quan niệm) cả phía cảm tính (điệu cảm xúc) hòa hợp trong một nhất thể.
Có lẽ cần nói thêm về mối liên hệ thuộc bản thể của khái niệm /đối tượng này. Ta khẳng định ở bình diện lí tính, tư tưởng nghệ thuật là một quan niệm, vậy nó là quan niệm gì ? Nó là sự hoà hợp của hai thứ quan niệm ở người nghệ sĩ : quan niệm thẩm mỹ và quan niệm nhân sinh. Quan niệm thẩm mĩ trả lời câu hỏi thế nào là đẹp ?còn quan niệm nhân sinh trả lời câu hỏi thế nào là hạnh phúc ? Gộp lại có thể chỉ là một câu thôi : Thế nào là giá trị ? Quan niệm ấy sẽ chi phối toàn bộ việc cảm nhận và thể hiện thế giới bằng nghệ thuật ở từng nghệ sĩ. Tìm kiếm tư tưởng của một nghệ sĩ, về thực chất, là tìm quan niệm đó. Chừng nào chưa thấy quan niệm đó, chừng ấy tư tưởng thật sự của nghệ sĩ vẫn còn là ẩn số. Ở bình diện cảm tính, tư tưởng là một điệu cảm xúc. Nó là gì vậy ? Nó là hệ thống cảm xúc  đã hoá thân vào văn bản nghệ thuật. Nghĩa là thái độ cảm xúc đã được hình thức hoá. Vậy điệu cảm xúc biểu hiện ở đâu ? Biểu hiện đậm đặc nhất trong giọng điệu nghệ thuật của mỗi tác phẩm/tác giả. Vì lẽ đó, phải tìm được giọng điệu nghệ thuật của tác phẩm/tác giả thì mới nắm được thực sự tư tưởng nghệ thuật trong đó.
Vài chục năm nay, Thi pháp học được giới thiệu và ứng dụng vào Việt Nam. Đó là hướng nghiên cứu nhiều triển vọng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng các hướng nghiên cứu chân chính không bao giờ đối lập loại trừ nhau. Thi pháp học hầu như không nói đến khái niệm “tư tưởng nghệ thuật”. Mà nói nhiều đến khái niệm “quan niệm nghệ thuật”. Tinh thần bao trùm của Thi pháp học hiện đại là tìm kiếm những “hình thức mang tính quan niệm”. Nhà thi pháp học truy tìm những quan niệm ẩn náu trong/sau mỗi hình thức cụ thể cảm tính. Điều này hoàn toàn khác chăng ? Không hẳn. Như đã phân tích ở trên, thực chất của tư tưởng là các quan niệm, nên hai khái niệm này không đối lập, loại trừ nhau, mà trái lại đã gặp gỡ nhau trong chiều sâu của nó. Như thế, người tìm kiếm tư tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ và người tìm kiếm quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ sẽ gặp gỡ nhau ở cuối con đường, dù đường đi nước bước có vẻ không hoàn toàn giống nhau.

Cần khẳng định rằng, phần ý thức lý thuyết có thể chưa rành mạch hẳn ra thế, nhưng phần ứng dụng cụ thể trong các công trình của Nguyễn Đăng Mạnh thì căn bản đều theo tinh thần như thế.

Dấn thân vào chuyện này là một mạo hiểm. Không chỉ vì đây là một vấn đề khoa học chông gai, mà còn vì đây là vấn đề nhạy cảm. Khi mà người sáng tác hãy còn yên chí với sự bao cấp về tư tưởng, còn tự mãn trong sứ mệnh minh hoạ, việc xới lên vấn đề tư tưởng riêng quả là không tiện chút nào. Nhưng khoa học chân chính thì không được né tránh. Né tránh thì yên thân, nhưng quyết là không thể tới được chân lý. Từ khi tường minh điều này, ông đã xem đó như một tín niệm. Dựa vào khái niệm tư tưởng của mình, ông đã khảo sát các đối tượng. Nhờ vận dụng khá nhuần nhuyễn mà ông đã thành công trong việc nghiên cứu và nắm bắt tư tưởng của nhiều nhà văn thuộc giai đoạn này: Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Tô Hoài, … và sau nữa: Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương…
Theo tôi, trong lĩnh vực học thuật, viết được một bài hay là khó, nhưng còn dễ; viết được một cuốn sách hay, cũng khó, song cũng còn dễ; để lại một tư tưởng, một phương pháp, hơn nữa, một lý thuyết, khó hơn nhiều. Ở ta, người làm văn học sử, đào sâu vào thực tiễn không phải là ít. Nhưng phần lớn là chỉ tích lũy được những kinh nghiệm. Từ kho kinh nghiệm quí báu của một đời nghiên cứu ấy, khái quát thành phương pháp luận có ý nghĩa lí thuyết, thì hiếm hoi. Số người có thể làm được điều này rất ít. Có thể còn trội về kinh nghiệm hơn là lí luận, và cũng chưa thể nói là thành một lí thuyết hoàn chỉnh, nhưng cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn thuộc vào sự hiếm hoi này.

*
Việc Nguyễn Đăng Mạnh trở thành cây bút phê bình văn học xem như đã là một tất yếu. Ông đã nhiều lần tâm sự rất đơn giản về cái lẽ tất yếu này, rằng là phải giảng dạy nên phải nghiên cứu, do nghiên cứu văn học mà dấn lên viết phê bình văn học. Từ bục giảng đến trường văn trận bút có vẻ như một hệ quả liên hoàn. Tuy nhiên, ông có một quan niệm riêng về phê bình. Trước hết, ông đề cao lối phê bình – nghiên cứu. Có thể chỉ viết về một tác phẩm nhưng nhất thiết phải nghiên cứu toàn bộ tác giả. Có như thế mới nói trúng, mới bắt được mạch và mới lý giải được thành công hay thất bại của từng sáng tác đơn lẻ. Lối điểm sách, đọc sách thời vụ cập nhật, không gắn với nghiên cứu tác giả, ông cho là không có triển vọng gì. Quan niệm này đúng là của một người nghiên cứu bước vào sân phê bình, tiêu biểu cho lối phê bình đại học, và cũng tiêu biểu cho quan niệm hiện đại về phê bình. Con đường Nguyễn Tuân đến bút kí chống Mỹ được kể là sản phẩm trình làng của ông theo quan niệm đó. Ông viết về một tập kí của Nguyễn, nhưng đã khảo toàn bộ tư tưởng và phong cách tác giả, dựng lại cả con đường đi của nhà văn, từ đó mới chỉ ra và cắt nghĩa được từng thành bại trong văn phẩm này của Nguyễn. Khi in lần đầu trên Tạp chí Văn học, hồi Hoài Thành còn là thư kí toà soạn, nhà phê bình đàn anh này đã nói rằng: phê bình hiện đại phải viết như thế. Cả đời cầm bút, ông thuỷ chung với lối phê bình này. Bài phê bình nào của ông, dù ngắn đến đâu cũng là sản phẩm đầy công phu, đầy dấu vết lao tâm nhọc trí. Rồi, ông còn phân loại  phê bình làm hai lối: một là, tìm đến văn chỉ để nói chuyện văn; hai là, tìm đến văn chỉ là cái cớ ban đầu để quay hẳn sang nói chuyện đời. Lối trước, thông thường; lối sau, mới cao giá. Tất nhiên, còn cầm bút, ông còn gắng phấn đấu theo lối sau. Có thể nói đó là phía nghệ sĩ trong quan niệm về phê bình của ông. Đọc những trang phê bình của ông thấy chuyện văn cũng sâu mà chuyện đời cũng sắc, cả hai dìu dựa nhau trong mỗi ý văn. Một ví dụ bất kì: “Lâu nay - ông bình giảng truyệnChữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tinh thần gang thép, đến cái “vô uý”, cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch (…) Ba nhân vật Huấn Cao, con người “chọc trời khuấy nước”, đến “chết chém ông còn chẳng sợ”, ta không cần nói cũng rõ. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc ngang tàng lắm chứ! Đó là những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu, nếu “âm mưu” của họ – bí mật biệt đãi “tên phiến loạn nguy hiểm” – bị cáo giác. Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trong đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý” cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loại quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp và cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất thô bỉ nhất, đồi bại nhất” 3. Trong những dòng như thế, không còn phân biệt được đâu là chuyện văn, đâu là chuyện đời nữa. Quan niệm phê bình quay sang nói chuyện đời ở đây không phải theo lối đứng trên bề mặt trang văn kiễng chân lên để nói vọng vào đời, mà là những trải nghiệm đời đã gặp được văn, mượn chuyện văn chương để cùng bàn chuyện nhân sinh. Thực chất, phê bình là một hoạt động tư tưởng mà. Nó không thể ăn theo sáng tác. Phê bình chỉ tìm ở sáng tác nguồn cảm hứng, sự cộng hưởng mà thôi. Cũng cần nói rằng, quan niệm đúng chưa chắc đã sinh ra những sáng tạo hay. Để gặt hái được thành công khiến giới văn học xem ông là một trong những nhà phê bình hàng đầu Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX, thì chủ yếu phải nhờ vào một nội lực đủ mạnh để thuỷ chung với quan niệm.
Gần đây, các công trình phê bình của ông được chọn vào cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách. Có thể xem cuốn sách này là tinh hoa phê bình Nguyễn Đăng MạnhĐơn giản vì những gì tiêu biểu nhất cho phong cách của ông đều họp mặt ở đây. Đối tượng ông ham mê nhất là tác giả. Điều ông rành nhất ở một tác giả là tư tưởng và phong cách. Lối viết bao trùm nhất là phê bình – nghiên cứu­. Kiểu tâm đắc nhất là phê bình – chân dung… Thì ở đây có cả.
Hình như người ta có chia phê bình làm hai lối chính : phê bình hàn lâm và phê bình nghệ sĩ. Mỗi lối có ưu thế. Và có vẻ phân liệt nhau. Hàn lâm thì mạnh về khảo cứu, lí lẽ tự biện, ưu đầy đủ, hệ thống, lớp lang. Nghệ sĩ thì mạnh thụ cảm, ngẫu hứng, sống động, thích xoáy vào những ấn tượng tài tử. Lối thứ nhất xem ra hợp với những cây bút đại học. Nó là sở trường và dường như cũng là giới hạn của họ. Lối thứ hai, cố nhiên, hợp với cánh nhà văn. Ngoài một số người ta là ta mà lại cứ mê ta 4, còn thì khối người cứ đứng bờ bên này mà thèm thuồng bên kia. Nhưng có thật ai cũng thuộc về một trong hai ô thuốc bắc ấy không ? Thực tế bao giờ cũng đa dạng chứ không nghèo thế. Trong đời thực đâu cso thiếu những người đã xé rào. Cũng không thiếu người sinh ra để hoà giải. Nguyễn Đăng Mạnh là xé rào hay hoà giải ?
Đọc hàng loạt bài viết hồi đầu về Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Hồ Chí Minh, Tố Hữu… thấy ông nghiên về lối hàn lâm. Điều này dễ hiểu. Chẳng phải điểm xuất phát của ngòi bút này là bục giảng đại học hay sao? Phê bình của ông cất lên từ những nghiên cứu tử công phu vào tư tưởng và phong cách tác giả. Ấy là một nhà khoa học viết phê bình. Cái tên của tập sách đầu cho thấy ông có ý thức rõ về cái chỗ rất mạnh của mình là sự am tường về Tư tưởng và Phong cách của tác giả văn học. Nhưng phê bình của ông, theo như Hoàng Ngọc Hiến, là phê bình có văn. Đương nhiên không phải là thứ “làm văn” – nghĩa là văn hoa sáo sậu. Các nhận định sắc sảo thường thấm đẫm tâm huyết. Kiến giải tỉnh táo khách quan mà không thiếu đồng cảm. Câu văn không chỉ sáng trí mà còn nồng tình. Có chất văn là do thế chứ đâu phải chuyện trang sức bề ngoài. Cứ đọc những bài: Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và sáng tác Vũ Trọng Phụng, Mấy ý nghĩ nhỏ về một phong cách lớn, Đọc Cửa biển, nghĩ về Nguyên Hồng và tiểu thuyết, Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, nhất là bài Nguyễn Tuân… hẳn người đọc sẽ có khoái thú được thấy khoa học và văn chương như hai nửa của cái ngòi bút vẫn hợp lại nơi đầu ngòi để gieo xuống trang giấy từng nét chữ, từng câu văn vậy. Thế nên tôi cứ đinh ninh ông là nhà khoa học trong ý nghĩ và là nghệ sĩ trong diễn đạt. Nhưng không hẳn. Tôi ngờ rằng đến bài Mấy lần được gặp nhà văn Nguyên Hồng, ông có ý thức chuyển hẳn lối viết. Phê bình – nghiên cứu quen thuộc của ông bắt đầu có nét của một diện mạo mới phê bình – chân dung. Bài ấy tất nhiên là chưa hay mấy. Thử nghiệm mà. Đến những bài về Xuân Diệu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi… thấy nhuần nhuyễn hơn. Còn loạt bài được viết vài năm trở lại đây về Tô Hoài, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Nguyễn Lương Ngọc, Chính Hữu, Nguyên Ngọc… thì rõ ra là chân dung văn học rồi.
Hình như vào buổi ban sơ của thể loại, chân dung văn học là một lãnh địa của sáng tác. Và người viết thường chỉ chú trọng đến con người nhà văn bên ngoài trang văn. Bấy giờ, chân dung nghiêng về bút kí, hồi kí hơn. Từ việc chưng cất những kỉ niệm sống, người ta có thiên hướng dựng hình ảnh nhà văn lên như một hình tượng nhân vật theo kiểu sáng tác. Về sau, tình hình khác dần. Người ta thấy ra rằng chân dung còn là một dạng đặc biệt của phê bình. Nó không thể là độc quyền của giới nào. Cánh phê bình chuyên nghiệp đầu quân vào đấy khá hăm hở. Dĩ nhiên là không đơn giản. Dù muốn dù không, đã chân dung tất phải dựng được cái con – người - đời của nhà văn. Làm điều này không thể thiếu những chi tiết sống. Thậm chí phải khắc hoạ ra hẳn thành hình tượng văn học sống động về anh nhà văn ấy. Dân nghiên cứu đơn thuần không thể nói là sở trường về khoản này được. Sở trường của nghiên cứu, có chăng là nắm cái con – người – văn qua tác phẩm thôi. Đã là chân dung văn học về nhà văn thì thiếu một trong hai con người kia, xem ra, không ổn, không đạt. Dứt khoát phải tìm được sự thống nhất giữa con – người – văn và con – người - đời, rồi làm sống dậy trong một diện mạo bằng cách hoà điệu nhuần nhuyễn cả hai vào từng nét vẽ một. Người ta vừa thấy con người nhà văn, vừa thấy được văn nghiệp của anh ta, lại vừa thấy được văn đúng là người trong chiều sâu của nó. Ai bảo không khó? Làm được thế anh phải có cả hai: vừa khoa học vừa nghệ sĩ. Không phải khoa học khi lập ý, nghệ sĩ khi diễn đạt, như hai công đoạn tách rời. Cả hai phải nhuyễn trong một cái tạng tư duy: tạng “hoà giải”. Bởi chân dung văn học thực thụ chính là một thể loại hoà giải.
Ai cũng biết cơ chế hoà giải không phải là một phép cộng giản đơn 50% này với 50% kia. Bao giờ nó cũng có một độ “nghiêng” nào đấy. Chân dung viết về các đồng nghiệp của các cây bút như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Bằng, Tạ Tị, Thế Uyên, hay gần đây là của Trần Đăng Khoa… không thiếu nghiên cứu, nhưng rõ ràng chúng nghiêng về lối sáng tác hơn. Còn chân dung được viết bởi Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đức Bính, Nguyễn Huệ Chi, Vương Trí Nhàn, Đỗ Lai Thuý… thì không thiếu phóng túng tung tẩy, song phần giàu hơn vẫn là tính nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng trong làng phê bình đại học, Nguyễn Đăng Mạnh là một cây bút giàu chất nghệ sĩ. Nhưng chất học thuật hàn lâm vẫn nặng căn hơn. Quá trình vượt mình của ngòi bút này, ở một mặt nào đó, chính là gắng vượt thoát chất hàn lâm ấy. Nói đúng hơn, trong mỗi trang viết, ông muốn nhấn chìm phía hàn lâm xuống để cho phía nghệ sĩ bật nổi bên trên. Các trang viết của ông cho thấy ông khá thoải mái đối với luật chơi khắt khe của chân dung. Chúng vừa có chi tiết thực bởi những kỉ niệm của ông với các nhà văn ấy. Lại tạo được cái gạch nối giữa các chi tiết sống kia với các luận điểm về tác giả. Người thích những tư liệu thực có thể lượm ở đây khối chuyện thú vị về nhà văn. Người cần những ý tưởng khoa học có thể tìm ở đó những nhận định tin cậy. Tô Hoài thích kể những chuyện nhếch nhác của con người trong đời thường, thì cũng là người viết với một quan niệm nghệ thuật tương ứng “con người là con người”. Xuân Diệu khi đọc thơ cho người khác nghe, bao giờ cũng vừa đọc thơ vừa minh hoạ bằng toàn thân đầy nhiệt tình, thì nhiệt hứng lớn nhất trong thơ cũng là “niềm khát khao giao cảm với đời”. Nguyên Ngọc ngày thường ưa kể lại những chuyện dữ dội, hào hùng, hoang dã, cũng là một tác giả lãng mạn giàu chất sử thi, là cây bút ham sáng tạo ra những hình tượng, những tính cách đẹp một cách hoang dã như Núp, T’nú, Cụ Mết… Trong khi Chính Hữu lại là mối liên hệ có vẻ như tương phản: ngoài đời chả hay chuyện trò gì, bao giờ cũng thích đi ngủ sớm, nhưng trong thơ lại rất thích hành quân ồn ào náo động… Ngòi bút Nguyễn Đăng Mạnh đã chộp những chi tiết ấy thật tinh và cũng thật tinh … quái. Đọc xong, cái đọng lại không chỉ là một hệ thống kiến giải về phong cách nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật, mà còn hiện lên cả một hình hài. Thế là chân dung văn học chứ sao! Tôi biết có những chân dung ông ngẫm cả một đời nghiên cứu, ông ghi chép trong nhiều cuốn sổ, có lúc tưởng như bất lực, thế rồi nó đã vụt ra trong khoảnh khắc, lối xuất thần. Bài Chế Lan Viên, bài Nguyên Ngọc là thế, nhất là bài Tô Hoài. Có hồi ông tưởng không thể nào nắm bắt nổi tư tưởng Tô Hoài, một cây bút đa dạng, dẻo dai mà ngỡ cứ bằng phẳng như không ấy. Nhưng rồi vào đầu mùa xuân 2001, những suy ngẫm bất chợt chín dậy. Thế là thành bài, một bài hay, một chân dung sâu sắc. Người đọc thấy “rất ra” Tô Hoài. Với trường hợp nào ông cũng cố gắng chộp được cái thần của mỗi vị. Hình như nghiên cứu nắm được con – người – văn rồi, giao du tóm được con – người - đời rồi cũng vẫn chưa dựng được. Phải đưa tất cả vào lòng, nhào nặn thế nào đó mới nổi hình hài, thì mới ra được thì phải. Đọc các bài phê bình kiểu này, cả người đọc khó tính hẳn cũng thấy công phu tâm huyết và tài hoa của ông đã được đền đáp nhiều.
Tôi muốn nói thêm: trước, giọng ông nghiêng về lối trang trọng sử thi nên có phần xa cách và hàn lâm. Càng gần đây giọng điệu có phần thân mật hơn, suồng sã hơn, đời hơn. Hình như chân dung cứ phải thế mới thích hay sao ấy.