Macxim Gorki đã từng
nói:”Văn học là nhân học”. Thông qua một tác phẩm, ta có thể cảm nhận được rất
nhiều thế giới nội tâm chỉ cần thông qua môt hình ảnh và ngược lại từ một tác
phẩm ta có thể nhận ra được chân dung của nhà thơ ở trong ấy. Đại thi hào
Nguyễn Du như chúng ta đã biết là một con người có con mắt nhìn thấu tận sáu
cõi, cảm nhận tất cả nỗi đau khổ của thế gian, đồng thời những sáng tác của ông
còn thể hiện một tư chất nghệ sĩ rất riêng và cũng rất độc đáo mà tiêu biểu là
bài thơ “Độc tiểu thanh kí”:
Tây Hồ
hoa uyễn tẫn thành khư
Độc điếu
song tiền nhất chỉ thư
Nếu xét trong thực
tế của lịch sử, chúng ta biết rằng khi đi sứ sang Trung Quốc, nhà thơ chưa từng
đến Tây Hồ để ngắm cảnh. Nhưng chỉ thông qua một câu thơ, hình ảnh của toàn
không gian ở đó cứ như hiện hữu trước mắt người đọc. Một hình ảnh thiên nhiên
tươi đẹp, một bức tranh phong cảnh đầy sức quyến rũ nhưng chỉ một khoảnh khắc
và qua một chữ “tẫn” , tất cả những thứ ấy đã trở thành cát bụi, ngỡ như là một
giấc mộng phù du về một miền tiên cảnh, cảnh đẹp ấy chỉ còn là một gò hoang đầy
hoang sơ và ảm đạm. Chỉ có một trí tưởng tượng phong phú, một trí tuệ sắc sảo
thì cảnh sắc mới hiện lên sinh động như vậy. Và đặc biệt, chỉ cần một tập sách
nhỏ bên song cửa thì Nguyễn Du cũng đủ để có thể thương cảm, để tưởng nhớ cho
một người con gái hồng nhan bạc phận, nàng Tiểu Thanh. Để từ đó, tiếng thơ của
ông như xót xa, như thương cảm, như chất chứa bao nỗi hận của một kiếp người
đau khổ:
Chi
phấn hữu thần liên tử hậu
Văn
chương vô mệnh lụy phần dư
“Son phấn” là những
vật dụng dùng để điểm tô cho dung nhan của người phụ nữ thêm tươi tắn và là vật
luôn gắn bó với người phụ nữ mà cũng phải hận, phải thương tiếc cho người con
gái tài hoa. Còn “văn chương “ không mệnh thì lại bị đốt đi mang theo những dư
âm , những nỗi niềm cảm xúc của một người trẻ tuổi khao khát được hưởng hạnh
phúc như tắt lụi đi trong hư vô. Cả hai phương diện vê tài lẫn sắc Tiểu Thanh
đều có đủ nhưng ai oán thay nàng phải chịu đựng cảnh ghen tuông của người đời
và sự lạnh nhạt của người chồng đáng trách. Viết được như vậy, chắc chắn rằng
Nguyễn Du phải có một trí nhớ, sức tưởng tượng vô cùng phong phú đến mức nào,
ông mới có thể hiểu rõ Tiểu Thanh như vậy, để rồi từ đó đến hai câu luận tất cả
nhửng nguyên nhân, những nỗi niềm cảm xúc như thể hiện rỏ:
Cổ kim hận sự thiên
nan vấn
Phong
vận Kì oan ngã tự cư
Nói chuyện của ba
trăm năm trước nhung với óc quan sát tinh tế một trí nhớ sáng suốt, Nguyễn Du
đã nêu lên một vấn đề mang tính chất thời sự “cổ kim hận sự” tức là từ trước
đến giờ luôn tồn tại những nỗi oan ngiệt lạ lùng và từ đây, hình ảnh của một
nàng Kiều hiếu tình trọn vẹn bị cuốn vào những trận phong ba bão táp đầy gian
khổ, cô Cầm trong “Long Thành cầm giả ca” dạo lên nhửng bản đàn than thân trách
phận … đã hiện diện cùng với nàng Tiểu thanh và Nguyễn Du Sống với thời đại .
Lại đau khổ thay tất cả những bi ai đó dều xuất phát từ “cái nết phong nhã” vốn
không được chấp nhận trong xã hội lúc bấy giờ. Để có thể thấu hiểu được tất cả
những hoàn cảnh ấy, nhà thơ đã lấy cảm hứng từ trong đời sống, từ trong chất
liệu hiện thực và ngay cả trên chính bản thân của mình, một con người đã chịu
quá nhiều “mưa bụi” trong 15 năm lưu lạc.Vậy làm thơ để thuong thay cho người
khác nhưng sâu trong đó chính là Nguyễn Du đang thương thay cho bản thân mình
và đó chính là cá tính độc đáo ỡ trong tác giả. Để rồi bày tỏ nỗi niềm thương
tiếc ông đã lên tiếng hỏi những hậu thế:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân
khấp Tố Như
Trong suốt cuộc đời
của mình, Nguyễn Du đã không ngừng tìm kiếm một tri kỉ như Chung Tử Kì và Bá
Nha nhưng rồi ông đành thất vọng, đứng trước thế sự đầy những ngang trái, ông
đành phải bất lực mà gửi hồn mình vào người con gái cách đây ba trăm năm coi
mình như một con người đồng cảnh ngộ.Nhưng nỗi băn khoăn không biết rằng hậu
thế mang sau có đồng cảm , thương cho những thân phận bất hạnh như ong luôn là
một nỗi quan tâm lớn và ám ảnh nhà thơ suốt cuộc đời.
Qua toàn bộ bài thơ,
những biểu hiện của tư chất nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Du đã được thể
hiện rất cụ thể: một sự mẫn cảm đặc biệt, một bộ óc quan sát tinh tế, một trí
tưởng tượng sáng tạo, một cảm hứng sáng tạo , một trí tuệ, trí nhớ sắc sảo và
đặc biệt là cá tính độc đáo, tất cả đã làm nên một Nguyễn Du rất thật sống mãi
trong tác phẩm của mình. Ở ông luôn rộng mở tâm hồn chào đón tất cả mọi kiếp
người đau khổ. Vậy là một hậu thế của thời đại vẫn rợp ánh sáng của một tác gia
lớn, chúng ta hãy gửi cho cụ những giọt nước mắt đau thương, một trái tim
thương cảm luôn hướng về mọi người và cả cụ để những băn khoăn trằn trọc của
ông về hậu thế có thể tan biến thành cát bụi như hình bóng của Trương Chi biến
mất sau giọt nước mắt của nàng Mị Nương trong chén trà.