Kỹ thuật “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo được Edward de Bono phát triển vào năm 1985. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.
Để có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một khía cạnh của vấn đề, Edward de Bobo đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời. Lưu ý rằng, 6 chiếc nón này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái nón thật khi tiến hành kỹ thuật này. Ý nghĩa của 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau này được trình bày bên dưới:
Nón trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc nón trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
-Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
-Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
Nón đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc nón đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các cảm giác, không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
-Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
-Tôi thích hay không thích vấn đề này?
Nón vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng 9999. Người đội nón vàng sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
-Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
-Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Nón đen: Hãy liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Nón xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
Nón xanh da trời: Hãy nghĩ đến bầu trời xanh lồng lộng, sự bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác- tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là:
- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn.
Sáu chiếc nón tư duy có nhiều ứng dụng cụ thể:
-Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
-Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
-Cải tiến sản phẩm và quá trình và Quản lý dự án.
-Tư duy phân tích, Giải quyết vấn đề, và Ra quyết định.
Kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy đã được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và trong nhiều công ty lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, quản lý,… Ngày nay, hàng trăm ngàn người đã được đào tạo kỹ thuật Six Thinking Hats® và các tổ chức như Prudential Insurance, IBM, Federal Express, British Airways, Polaroid, Pepsico, DuPont, và Nippon Telephone and Telegraph cũng sử dụng Six Thinking Hats®.
Six Thinking Hats
Looking at a Decision From All Points of View
'Six Thinking Hats' is a powerful technique that helps you look at important decisions from a number of different perspectives. It helps you make better decisions by forcing you to move outside your habitual ways of thinking. As such, it helps you understand the
full complexity of the decision, and spot issues and opportunities to which you might otherwise be blind.
This tool was created by Edward de Bono in his book '6 Thinking Hats'.
Many successful people think from a very rational, positive viewpoint. This is part of the reason that they are successful. Often, though, they may fail to look at a problem from an emotional, intuitive, creative or negative viewpoint. This can mean that they underestimate resistance to plans, fail to make creative leaps and do not make essential contingency plans.
Similarly, pessimists may be excessively defensive, and more emotional people may fail to look at decisions calmly and rationally.
If you look at a problem with the 'Six Thinking Hats' technique, then you will solve it using all approaches. Your decisions and plans will mix ambition, skill in execution, sensitivity, creativity and good contingency planning.
How to Use the Tool:
You can use the Six Thinking Hats technique in meetings or on your own. In meetings it has the benefit of blocking the confrontations that happen when people with different thinking styles discuss the same problem.
Each 'Thinking Hat' is a different style of thinking. These are explained below:
White Hat:
With this thinking hat you focus on the data available. Look at the information you have, and see what you can learn from it. Look for gaps in your knowledge, and either try to fill them or take account of them.
This is where you analyze past trends, and try to extrapolate from historical data.
Red Hat:
'Wearing' the red hat, you look at problems using intuition, gut reaction, and emotion. Also try to think how other people will react emotionally. Try to understand the responses of people who do not fully know your reasoning.
Black Hat:
Using black hat thinking, look at all the bad points of the decision. Look at it cautiously and defensively. Try to see why it might not work. This is important because it highlights the weak points in a plan. It allows you to eliminate them, alter them, or prepare contingency plans to counter them.
Black Hat thinking helps to make your plans 'tougher' and more resilient. It can also help you to spot fatal flaws and risks before you embark on a course of action. Black Hat thinking is one of the real benefits of this technique, as many successful people get so used to thinking positively that often they cannot see problems in advance. This leaves them under-prepared for difficulties.
Yellow Hat:
The yellow hat helps you to think positively. It is the optimistic viewpoint that helps you to see all the benefits of the decision and the value in it. Yellow Hat thinking helps you to keep going when everything looks gloomy and difficult.
Green Hat:
The Green Hat stands for creativity. This is where you can develop creative solutions to a problem. It is a freewheeling way of thinking, in which there is little criticism of ideas. A whole range of creativity tools can help you here.
Blue Hat:
The Blue Hat stands for process control. This is the hat worn by people chairing meetings. When running into difficulties because ideas are running dry, they may direct activity into Green Hat thinking. When contingency plans are needed, they will ask for Black Hat thinking, etc.
A variant of this technique is to look at problems from the point of view of different professionals (e.g. doctors, architects, sales directors, etc.) or different customers.
Download our free Six Thinking Hats worksheet, and use it next time you are preparing for a meeting where a decision or course of action will be discussed.
Example:
The directors of a property company are looking at whether they should construct a new office building. The economy is doing well, and the amount of vacant office space is reducing sharply. As part of their decision they decide to use the 6 Thinking Hats technique during a planning meeting.
Looking at the problem with the White Hat, they analyze the data they have. They examine the trend in vacant office space, which shows a sharp reduction. They anticipate that by the time the office block would be completed, that there will be a severe shortage of office space. Current government projections show steady economic growth for at least the construction period.
With Red Hat thinking, some of the directors think the proposed building looks quite ugly. While it would be highly cost-effective, they worry that people would not like to work in it.
When they think with the Black Hat, they worry that government projections may be wrong. The economy may be about to enter a 'cyclical downturn', in which case the office building may be empty for a long time.
If the building is not attractive, then companies will choose to work in another better-looking building at the same rent.
With the Yellow Hat, however, if the economy holds up and their projections are correct, the company stands to make a great deal of money.
If they are lucky, maybe they could sell the building before the next downturn, or rent to
tenants on long-term leases that will last through any recession.
With Green Hat thinking they consider whether they should change the design to make the building more pleasant. Perhaps they could build prestige offices that people would want to rent in any economic climate. Alternatively, maybe they should invest the money in the short term to buy up property at a low cost when a recession comes.
The Blue Hat has been used by the meeting's Chair to move between the different thinking styles. He or she may have needed to keep other members of the team from switching styles, or from criticizing other peoples' points.
It is well worth reading Edward de Bono's book 6 Thinking Hats for more information on this technique.
Key points:
Six Thinking Hats is a good technique for looking at the effects of a decision from a number of different points of view.
It allows necessary emotion and skepticism to be brought into what would otherwise be purely rational decisions. It opens up the opportunity for creativity within Decision Making. The technique also helps, for example, persistently pessimistic people to be positive and creative.