CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2010

Chuyên đề 4: Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945

Nội dung

1. Khái niệm hiện đại hóa
- Hiện đại hoá về mặt kinh tế, xã hội, chính trị
- Hiện đại hoá như là phát triển các phẩm chất của tính hiện đại.
2.Quá trình hiện đại hoá
- Bối cảnh hiện đại hoá về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới và trong nước Việt Nam: đô thị hoá, kinh tế hàng hoá, thị dân, chủ nghĩa cá nhân, ý thức dân tộc mới, trưòng học hiện đaị, chữ quốc ngữ, máy in, nhà xuất bản, báo chí
- Quá trình phát triển các phẩm chất của tính hiện đại trong triết học, mĩ học, văn học: giả từ quan niệm văn học trung đại, phát triển ý thức cá nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý thức về dân chủ, văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá trị thẩm mĩ.
3. Sản phẩm của hiện đại hoá văn học: hệ thống đề tài, chủ đề văn học mới, hệ thống thể loại văn học mới, ngôn ngữ văn học mới, ý thức phong cách mới.
Mức độ cần đạt

1. Kiến thức:
- HS phân biệt được khái niệm hiện đại hoá và tính hiện đại. Hiện đại hóa là khái niệm xã hội học, kinh tế học, co thể lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, cộng nghiệp, thu nhập, phần trăm đô thị hoá…Tính hiện đại là khái niệm có nội dung triết học và mĩ học.
- Nắm được toàn diện khái niệm quá trình hiện đại hoá các mặt, trong đó đặc biệt có tính hiện đại của văn học, nghệ thuật (âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, kịch nói). GV giúp học sinh hiểu nội hàm của tính hiện đại trong văn học, phân tích, đối chiếu với văn học trung đại, các phẩm chất của tính hiện đại thể hiện trong các sáng tác văn học tiêu biểu. Đây là phần trọng tâm.
2. Kĩ năng:
- Biết chỉ ra các biểu hiện của tính hiện đại trong các văn bản văn học đã học, so với văn học trung đại.
- Biết phác hoạ quá trình hiện đại hoá văn học
3. Thái độ:
Biết đánh giá và trân trọng sự tiến bộ của văn học trong tiến trình lịch sử.

Chuyên đề 3 : Luận điểm và lập luận trong bài nghị luận

Nội dung
Mức độ cần đạt
1.Thế nào là luận điểm và lập luận trong bài văn nghị luận ? Vai trò và tác dụng của luận điểm, lập luận.
- Luận điểm và lập luận
- Vai trò và tác dụng
2. Yêu cầu của luận điểm và lập luận
- Yêu cầu của luận điểm
- Yêu cầu của lập luận
- Các lỗi về luận điểm và lập luận
3. Nhận diện và phân tích luận điểm, lập luận
- Nhận diện phân tích, đánh giá luận điểm
- Nhận diện phân tích, đánh giá lập luận
- Nhận diện và phân tích lỗi về luận điểm và lập luận- nêu hướng khắc phục.
4. Luyện tập hình thành luận điểm ( tạo luận điểm)
5. Luyện tập về lập luận
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là luận điểm và lập luận của một bài văn nghị luận .
- Nắm được vai trò và tác dụng của luận điểm và lập luận trong bài nghị luận.
- Hiểu yêu cầu của luận điểm và lập luận
- Nắm được các lỗi thông thường về luận điểm, lập luận
2. Kỹ năng: 
- Biết nhận diện một luận điểm, lập luận
- Biết nhận ra các lỗi về luận điểm và lập luận
- Có kĩ năng hình thành và đề xuất luận điểm
- Có kĩ năng lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về luận điểm và lập luận trong nói và viết bài văn nghị luận

Chuyên đề 2: Văn nghị luận

Nội dung
Mức độ cần đạt
1. Thế nào là văn nghị luận ?
- Mục đích của bài văn nghị luận
- Nội dung bài văn nghị luận
- Cách thức trình bày bài văn nghị luận
- Phân loại văn nghị luận: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
- Văn nghị luận và cỏc kiểu văn bản khác

2. Vai trò  ý nghĩa của văn nghị luận
- Vai trò và ý nghĩa của văn nghị luận đối với đời sống tinh thần ( lịch sử) của dân tộc.
- Vai trò và ý nghĩa của văn nghị luận đối với việc hình thành tư duy của con người.
- Vai trò và ý nghĩa của văn nghị luận đối với việc giáo dục tư tưởng, nhân cách,…
3.  Luyện tập, thực nh
- Nhận diện và phân tích đặc điểm văn nghị luận qua một đoạn văn, một bài văn.
- Luyện tập: thuyết minh, giới thiệu bài văn nghị luận xã  hội và nghị luận văn học hay
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là một bài văn nghị luận, các yếu tố tạo nên bài văn nghị luận:
+ Mục đớch
+ Nội dung
+ Cách thức
+ Phân loại
- Phân biệt văn nghị luận với các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…và mối quan hệ của chúng với văn nghị luận.
- Hiểu vai trò và ý nghĩa của VNL:
+ Đối với lịch sử dân tộc
+ Đối với rèn luyện tư duy
+ Đối với giáo dục tư tưởng, nhân cách
2. Kỹ năng
- Nhận biết được đoạn văn, bài văn nghị luận và lí giải được bằng các đặc điểm của thể văn này.
- Biết cách thuyết minh, giới thiệu một bài văn nghị luận
3. Thái độ:
- Biết trân trọng những áng văn nghị luận hay