1. Phạm trù đạo đức học
Phạm trù đạo đức học là những
khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và
những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện
thực:
+ Phạm trù đạo đức học không chỉ
bao hàm những nội dung là thông tin về bản thân nó (nội dung thông báo) mà còn
mang nội dung đánh giá. Nghĩa là phạm trù đạo đức học còn đưa lại cho chúng ta
một hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng,
thái độ của con người đối với thế giới xung quanh họ.
+ Phạm trù đạo đức học mang tính
phân cực: Nghĩa là mọi vấn đề thuộc về đạo đức xã hội luôn được đánh giá một
cách rõ ràng: khẳng định hoặc phủ định. Chính vì điều này mà các phạm trù đạo
đức học luôn có phạm trù đối lập. Chẳng hạn, phạm trù hạnh phúc có phạm trù đối
lập là bất hạnh, đối lập với phạm trù lương tâm là vô lương tâm…Tuy nhiên,
trong đạo đức học thường nhấn mạnh phạm trù tích cực.
+ Phạm trù đạo đức học có sự kết
hợp giữa tính khách quan và tính chủ quan. Tính khách quan thể hiện sự phản ánh
các quan hệ xã hội và hành vi của con người và tính chủ quan thể hiện ở những
cảm xúc, trách nhiệm, lựa chọn và sự đánh giá của từng cá nhâ, nhóm người… và
trên thực tế, các quan niệm về đạo đức thay đổi qua các thời đại khác nhau và
các giai cấp khác nhau.
Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái
niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những
quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự,
nhân phẩm, hạnh phúc. Nhưng trong phạm vi của bài này tôi chỉ phân tích rõ nội
dung của một phạm trù của đạo đạo dức học mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là phạm
trù lương tâm.
Phạm trù lương tâm : các nhà đạo đức học đều
thống nhất với nhau rằng lương tâm là đặc trưng của đời sống cá nhân, là phạm
trù có tính phổ biến làm nên đạo đức của con người. Lương tâm được bắt nguồn từ
sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người và được quy định bỡi hoạt động của
cá nhân trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
a. Lương tâm là gì?
Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự
xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với
xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hành
vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm.
Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,
mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được những
điều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,
nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà
đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải và
điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn
cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng con
người đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có
lương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn
sàng làm điều ác, tàn bạo.
Vậy lương tâm là gì?
“Lương” là tốt lành.
“Tâm” là lòng.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều
chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã
hội
b. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử
Một số quan niệm về
lương tâm của đạo đức học của các nhà triết học trước Mác
- Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế
do đó nó tồn tại vĩnh viễn.
- Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của
mình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí.
- Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với con
người như là bẩm sinh.
- Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức
được điều thiện và lẽ công bằng.
Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định
lương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý
giải về lương tâm chưa khoa học.
Quan niệm về lương tâm
của đạo đức học Mác
Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhân
về sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặc
lương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.
Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ra
như thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.
Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng có
thiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổn
bấy nhiêu và ngược lại. Do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.
c. Nguồn gốc của lương tâm
Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài
từ ý thức đến tình cảm đạo đức:
- Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước
người khác và trước dư luận xã hội.
- Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thì
không chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chính
mình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.
- Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệm
trước điều thiện và lẽ công bằng. Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắt
đầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lương
tâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
- Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức con
người về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩa
vụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác,
còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thức
nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.
Lương tâm luôn tồn tại ở 2 trạng
thái
Khi thực hiện
những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá
nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sai
lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng
thía cắn rứt lương tâm.
Lương tâm dù
tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái
thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy
được tính tichs cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp
cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá
nhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt
lương tâm thì bị coi là vô lương tâm.
Lương tâm là
đặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởi
năng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còn
có tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạo
đức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đó
là sự công bằng và các giá trị phổ quát...
d. Vai trò của lương tâm trong sự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá
nhân
Lương tâm trong sạch khi hành vi
phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lương
thiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sự
thanh thản cho tâm hồn.
Nếu cảm giác lương tâm không
trong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫn
đến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảm
lương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thực
hiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúc
của con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.
Kant cho rằng sự tự đánh giá của
lương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhân
vật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hành
vi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.
Sự hình thành lương tâm phải là
một quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm,
tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6.
Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nó
nhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khó
khăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thường
xuyên cho suốt cả cuộc đời.
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải
ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và
tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ
giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn
nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự
giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực
hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã
hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.NGUYỄN THỊ HOA