CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Danh mục các chuyên đề chuyên sâu- Ngữ văn lớp 11 nâng cao

TT
Tên chuyên đề
Tính chất
1
2
3
4

5

6
7
8

9
10

Đọc hiểu văn bản văn học
Văn nghị luận
Luận điểm và lập luận trong bài nghị luân
Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Các khuynh hướng yêu nước trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945
Các nhà thơ mới Việt Nam 1932 – 1945
Tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Các khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực trong thơ mới Việt Nam
Nghĩa hàm ẩn
Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
Lí luận văn học
Làm văn
Làm văn
Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam

Tiếng Việt
Lí luận văn học
                                                     Cộng

Tất cả các thành viên chuyên Văn cần tích cực chuẩn bị tư liệu để học tập theo định hướng này! Cần tập trung tối đa trong thời gian này.

Chuyên đề 1 : Đọc hiểu văn bản văn học (Lớp 11)

Nội dung
1. Đặc điểm chung của văn bản văn hoc
- Có mở - kết; có kết cấu, có chủ đề.
- Có lời phát ngôn (kể, trữ tình, lời thoại) và đối tượng được nói tới.
- Có chủ thể lời nói (người kể chuyện, nhân vật trữ tình, người đối đáp).
- Lời văn có phương thức biểu cảm và giá trị thẩm mĩ, có phong cách cá nhân, có tính liên văn bản.
- Văn bản văn học được chọn lọc, tổ chức cố định. Thay đổi văn bản là thay đổi ý nghĩa.
2. Đặc điểm về ý nghĩa của văn bản
- Nội dung thông báo và ý nghĩa.
- ý nghĩa văn bản thiếu xác định, do người đọc đoán ra.
- Tính đa nghĩa của văn bản văn học.
3. Đọc hiểu văn bản văn học
a. Nguyên tắc chung
- Đọc hiểu là biến văn bản của tác giả thành văn bản của người đọc.
- Người đọc phát hiện ý nghĩa của văn bản.
b. Phương pháp đọc hiểu
- Hiểu từ ngữ, biểu tượng, câu, đoạn, sự kiên kết, cấu trúc của văn bản. Trật tự, quan hệ là ý nghĩa.
- Văn cảnh và ngữ cảnh xã hội , văn hóa, lịch sử.
- Tính năng động sáng tạo của người đọc.
- Có thể sử dụng các biện pháp như so sánh, tỉnh lược, thay thế, giả định... để phát hiện ý nghĩa của văn bản.
Mức độ cần đạt
1.Kiến thức
- Học sinh hiểu: ý nghĩa của văn bản không được cung cấp sẵn trong văn bản. Phần nhiều ý nghĩa văn bản mà người đọc biết là do người đọc trước để lại, không nhất thiết khi nào cũng hoàn toàn đúng. Từ đó mà phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người đọc trong việc tìm ra những ý chưa biết.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng các phương pháp, biện pháp phát hiện ý nghĩa. Không a dua theo cách hiểu có sẵn.
- Có phương pháp đọc, không phải đọc mò mẩm, đọc hú hoạ.
3. Thái độ
- Khiêm tôn, cẩn trọng khi phát hiện
ý nghĩa của văn bản, biết tôn trọng người đi trước.
- Có thái độ đối thoại với các cách hiểu có trước.
- Thể hiện cá tính của mình trong khi đọc văn bản văn học.
YÊU CẦU TỰ NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ NÀY, THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC, GHI TRONG SỔ TAY VĂN HỌC VÀ VIẾT MỘT BÀI CẢM NHẬN VĂN BẢN TỰ CHỌN HOẶC THEO ĐỀ NGHỊ ĐỌC TÁC PHẨM BÀ LÃO IDECGHIN TRONG DIỄN ĐÀN HỌC SINH!