CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Bình giảng trích đoạn Chinh phụ ngâm

  • Phạm Thùy Diễm Trinh
Chiến tranh làm cho bao đôi vợ chồng trẻ phải xa lìa nhau, gia đình tan nát, con xa cha và người mẹ xa lìa đứa con thân yêu...Tâm trạng người đi - kẻ ở đã được mô tả rất rõ trong "Chinh phụ ngâm" thông qua cảnh chia li .
"Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà"
Tiếng sáo thổi ở xa vọng lại như làm cho nỗi buồn của người chinh phụ trải dài ra theo tiếng vọng của âm thanh . "Hàng cờ bay trong bóng phất phơ" - quân đội chinh phu đã đi xa , để lại cho người chinh phụ một nỗi buồn vì cảnh lẻ loi đơn chiếc . Chi tiết này có thể giúp ta liên tưởng tới sự lo lắng của chinh phụ đối với chồng, với nhiều hiểm nguy bất trắc rình rập .
Chinh phu đã đi xa , mờ nhạt như những đám mây . Đối lập với hình ảnh chinh phụ "nhìn rặng núi" đang dõi theo từng bước đi của chồng mình . Nhưng nàng đành bất lực trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như một bức tường che khuất mọi tầm nhìn . Bất lực trước hoàn hoàn cảnh , "ngẩn ngơ" trước "nỗi nhà" . Nàng đành giữ lấy nỗi niềm riêng của mình , không biết nói với ai , chia sẻ với ai .
"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn"
Trước khung cảnh dữ dội của "cõi mưa gió" , cơn bão tố trong lòng nàng cũng bùng lên dữ dội .Nàng tự trách mình và ân hận khi đã để chồng đi xa chỉ vì giấc mộng " lập công giương danh" . Giờ đây trở về với "buồng cũ chiếu chăn" , nàng lại nhớ đến thời gian hạnh phúc trước đây , lúc hai vợ chồng còn quấn quýt bên nhau như trăng với sao . Nghĩ lại những năm tháng cũ mà nàng cảm thấy ngậm ngùi , luyến tiếc. 
"Đoái trông theo đã cách ngăn 
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh "

Cố gắng trông theo nhưng không được . Cùng với không gian cao rộng , mênh mông bát ngát là hình ảnh con người nhỏ bé với nỗi niềm ắp đầy . Phải chăng nỗi niềm ấy đã cao ngút trời , hòa cùng với mây và trải rộng theo màu xanh bạt ngàn của núi? 
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
   Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
  Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
  Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"
 "Hàm Dương" , "Tiêu Tương" là hai địa điểm cách nhau bởi một dòng sông . Vượt qua không gian , đôi vợ chồng trẻ vẫn hướng về nhau , vẫn chăm lo cho nhau ."Khói Tiêu Tương " chắc là một làn khói mờ nhạt , hư vô , tỏa ra từ chính nơi đóng quân của người chinh phu như một làn sương . Sương phải giăng trên những cành cây cũng như đôi vợ chồng quấn quýt bên nhau nhưng ở đây " cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng" . Khi đọc đến chữ "mấy" , ta cứ ngỡ đó là khoảng cách ít ỏi , nhưng tới chữ "trùng" lại gợi nên một khoảng cách dài lê thê , vô tận .
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai "
Nếu như những câu thơ trên là miêu tả tâm trạng trông mong , chờ đợi thì những câu thơ này lại cho thấy nỗi niềm tuyệt vọng dâng trào như con đường dài không có điểm dừng. "Xanh xanh những mấy ngàn dâu " là một thiên nhiên dầy sức sống , trái với nỗi niềm héo úa , tàn phai của người chinh phụ. "Ai sầu hơn ai?" ở đây cớ sự so sánh như làm tô đậm thêm nỗi buồn của người chinh phụ nói riêng cũng như nỗi niềm của cả những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ nói chung.Chế độ phong kiến không làm cho cuộc đời người phụ nữ bất hạnh một cách trực tiếp mà : 
"Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa ?"
(Trích "Cung oán ngâm")

1 nhận xét: