CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Đề thi Chuyên Văn vào 10 năm 2011 - Lê Quý Đôn Bình Định


KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm học 2011-2012
Đề chính thức

Môn: NGỮ VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài:150 phút
Ngày thi: 18/6/2011______________
Câu 1:(2 điểm)
a) Chỉ ra nghĩa của từ "điếc" trong các lần dùng sau:

-Làm điếc tai người ta.
-Củ lạc này bị điếc.
-Người này bị điếc
-Cái chuông này bị điếc
b) Trong câu thơ:
"Sương......đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh"

("Thăm lúa" - Trần Hữu Thung)
Lần lượt đặt các từ đọng, treo vào chỗ trống, nêu giá trị biểu cảm của câu thơ trong mỗi lần dùng. Theo em, từ nào hay hơn, vì sao?

Câu 2: (3điểm)
Bàn về việc đọc sách, có ý kiến cho rằng:"Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần" ("Bàn về đọc sách" - SGK Ngữ Văn lớp 9 - Tập hai - Tr.4 - NXBGD - 2009).
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 3 (5 điểm)
Cảm nhận của em qua hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí - Chính Hữu)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
----------HẾT-----------

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Đề thi vào 10 (không chuyên) Lê Quý Đôn Bình Định 2011

Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút

Đề chính thức

Câu 1: (2 điểm).
Thành phần biệt lập là gì? Xác định thành phần biệt lập trong các phát ngôn sau và nêu giá trị biểu cảm của nó:
a) “Hẳn có lẽ, vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” (Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
b) “Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)

Câu 2: (2 điểm).
Đọc đoạn kết câu truyện “Người con gái Nam Xương” dưới đây:
“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
(Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện
NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962)

Hãy phân tích ý nghĩa của đoạn kết trên.

Câu 3: (6 điểm).
Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) để làm rõ cảm hứng nhân văn của tác giả.
__________________