Bình Định là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Bana, Chăm, H'rê (người bản địa) và người Kinh.
Lớp người Việt đầu tiên định cư ở Bình Định vốn phần lớn là những lưu dân được dùng để khai khẩn mảnh đất vừa khắc nghiệt vừa giàu tiềm năng này. Như vậy, "tổ tiên" của người Kinh ở Bình Định phần lớn là những người cùng cực dưới xã hội phong kiến, từ miền Bắc (chủ yếu là Bắc Trung bộ) vào định cư, lập nghiệp. (...)
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html