Nội dung
1. Khái niệm hiện đại hóa
1. Khái niệm hiện đại hóa
- Hiện đại hoá về mặt kinh tế, xã hội, chính trị
- Hiện đại hoá như là phát triển các phẩm chất của tính hiện đại.
2.Quá trình hiện đại hoá
- Bối cảnh hiện đại hoá về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới và trong nước Việt Nam: đô thị hoá, kinh tế hàng hoá, thị dân, chủ nghĩa cá nhân, ý thức dân tộc mới, trưòng học hiện đaị, chữ quốc ngữ, máy in, nhà xuất bản, báo chí…
- Quá trình phát triển các phẩm chất của tính hiện đại trong triết học, mĩ học, văn học: giả từ quan niệm văn học trung đại, phát triển ý thức cá nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý thức về dân chủ, văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá trị thẩm mĩ.
3. Sản phẩm của hiện đại hoá văn học: hệ thống đề tài, chủ đề văn học mới, hệ thống thể loại văn học mới, ngôn ngữ văn học mới, ý thức phong cách mới.Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được khái niệm hiện đại hoá và tính hiện đại. Hiện đại hóa là khái niệm xã hội học, kinh tế học, co thể lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, cộng nghiệp, thu nhập, phần trăm đô thị hoá…Tính hiện đại là khái niệm có nội dung triết học và mĩ học.
- Nắm được toàn diện khái niệm quá trình hiện đại hoá các mặt, trong đó đặc biệt có tính hiện đại của văn học, nghệ thuật (âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, kịch nói…). GV giúp học sinh hiểu nội hàm của tính hiện đại trong văn học, phân tích, đối chiếu với văn học trung đại, các phẩm chất của tính hiện đại thể hiện trong các sáng tác văn học tiêu biểu. Đây là phần trọng tâm.
2. Kĩ năng:
- Biết chỉ ra các biểu hiện của tính hiện đại trong các văn bản văn học đã học, so với văn học trung đại.
- Biết phác hoạ quá trình hiện đại hoá văn học
3. Thái độ:
Biết đánh giá và trân trọng sự tiến bộ của văn học trong tiến trình lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét