CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Kẻ mạnh là kẻ phải nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình
(Nam Cao)
Dàn ý:
I. Mở bài
            Giới thiệu quan niệm mới mẻ và sâu sắc của Nam Cao về kẻ mạnh.
II. Thân bài
            A. Tổng: giải thích khái niệm, cách hiểu ý kiến của tác giả
            1. Cách hiểu thông thường
            - Kẻ mạnh:  Với một cá nhân, là sức khoẻ, là khả năng vượt trội hơn người khác. Trong mối quan hệ với cộng đồng, sức mạnh ấy thường được nhìn nhận ở danh - lợi - quyền, và theo sự tranh đoạt “mạnh được yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”
            - Quan niệm này xuất phát từ quy luật sinh tồn trong tự nhiên, quy luật cạnh tranh trong xã hội.
            2. Quan niệm của Nam Cao:
            - Kẻ mạnh: đánh giá từ góc độ tinh thần, ở khả năng chia sẻ, đồng cảm, hành động trên tinh thần vị tha. Nam Cao nhấn mạnh vào yếu tố tình người, theo nguyên tắc sống chi phối bởi tình thương giữa người với người.
            - Quan niệm này đối lập với quan niệm thông thường, là một định hướng giúp con người hoàn thiện bản thân, tạo nên nền tảng đạo đức xã hội và hướng tới giá trị Chân - Thiện – Mĩ vững bền trong cuộc sống. “Nâng đỡ người khác trên đôi vai”: chỗ dựa tinh thần vững chắc.
            B. Phân:
            1. Kẻ mạnh là kẻ có lòng tự tin vào bản thân và tin ở con người, giúp con người nhận thức được chân lý cuộc sống
            2. Kẻ mạnh là kẻ có tình cảm bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác, làm chỗ dựa tinh thần cho người khác, có khả năng hướng thiện cho con người.
            3. Kẻ mạnh giúp người khác nhận ra cái đẹp đích thực của cuộc đời, không những thế còn là khả năng hành động
            4. Tinh thần bao quát trong ý kiến của Nam Cao: nhấn mạnh ý thức cộng đồng, tình cảm nhân loại, giúp con người có khả năng hy sinh cống hiến vì mục đích chung.
            (Dẫn chứng theo hệ thống, có thể theo các phạm vị: nhà trường – gia đình – xã hội; cá nhân - tập thể; mối quan hệ: lợi ích cá nhân - lợi ích cộng đồng)
            C. Hợp:
            1. Tóm ý: Ý nghĩa lời nói của Nam Cao hướng tới giá trị làm người chân chính. Xác định rõ các tiêu chí.
            2. Nâng cao: Biện luận các khả năng để hoàn thiện nhân cách con người
            3. Khẳng định tính đúng đắn trong luận điểm của Nam Cao
III. Kết bài
            Hướng tới bài học thực tiễn cho bản thân và liên hệ đến ý nghĩa với xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét