VOV - Thơ và cuộc sống 9-9-2012 - phỏng vấn PCN Trần Hà Nam về thơ Xuân Diệu
Thầy Trần Hà Nam trả lời phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam - phát trong chương trình Thơ và cuộc sống trên VOV1 ngày 9 - 9 - 2012.
Có chút đính chính: Bài "Cha đàng Ngoài mẹ ở đàng Trong" không phải bài "Về thăm huyện quê hương đổi mới"
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012
Giao lưu - Đàn ghi ta của Lorca (BTV)
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Giá trị truyền thống con người Bình Định
(Tóm tắt Theo giáo trình Tình hình và nhiệm vụ địa phương tỉnh Bình Định)
Bình Định là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Bana, Chăm, H'rê (người bản địa) và người Kinh.
Lớp người Việt đầu tiên định cư ở Bình Định vốn phần lớn là những lưu dân được dùng để khai khẩn mảnh đất vừa khắc nghiệt vừa giàu tiềm năng này. Như vậy, "tổ tiên" của người Kinh ở Bình Định phần lớn là những người cùng cực dưới xã hội phong kiến, từ miền Bắc (chủ yếu là Bắc Trung bộ) vào định cư, lập nghiệp. (...)
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
TỔNG HỢP ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MỘT SỐ BÀI VIẾT VÀ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DO THẦY TRẦN HÀ NAM BIÊN SOẠN
https://docs.google.com/document/d/1QBefchU0BSqjCZR-bMGmZbRmogdowa8LL1U060bHWvg/edit
Chuyên mục:
NLXH,
Trần Hà Nam
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
TÌNH BẠN
- NGUYỄN THỊ HOA (GV CÔNG DÂN)
Có ai đó từng nói rằng: trong cuộc đời của mỗi chúng ta, sự giàu có không phải ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền mà ở chỗ bạn có được bao nhiêu người bạn tốt. Trên đời này không có cái nghèo nào bằng nghèo về tình bạn. Tình bạn là món quà vô giá mà thượng đế bạn tặng cho mỗi con người chúng ta. Tình bạn là cái không thể bán không thể mua mà có được, giá trị của tình bạn còn tuyệt hơn một núi vàng rất nhiều. Bởi vì vàng là một vật vô tri, vô giác, không biết nhìn cũng không có đôi tai để lắng nghe những tâm sự vui, buồn của chúng ta được, không có trái tim để thấu hiểu và không có được một bờ vai để chúng ta làm điểm tựa tinh thần.Vàng không thể đem lại cho bạn bình yên hoặc sự trở che khi bạn cần. “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín” (A. Manzoni).
“Bạn” không phải là một từ có thể dành cho bất cứ ai ta quen biết trong cuộc sống. Bỡi lẽ trong cuộc đời của mỗi chúng ta thông qua các mối quan hệ khác nhau: học tập, công việc, hàng xóm… có rất nhiều bạn nhưng trong số đó chúng ta hãy cố gắng tìm ra đâu là người bạn thật sự của mình. Chỉ những người biết hi sinh, biết chia sẻ, biết nhường nhịn, biết yêu thương cả điều hay lẫn điều dở của bạn mình, biết có mặt khi ta cần đến, biết lắng nghe những điều đôi khi ta không thể thổ lộ với ai, biết đỡ ta đứng dậy sau khi vấp ngã, biết kiên quyết chỉ ra sai lầm của ta... đó mới là một người bạn thật sự. Và đó là một tài sản quí giá nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta nên phải nâng niu, trân trọng, đừng bao giờ đánh đổi nó lấy bất cứ điều gì khác. " Dưới ánh mặt trời, thứ lấp lánh và tỏa sáng không phải là kim cương mà chính là tình bạn thật sự". Vậy thế nào là một người bạn thật sự?
Một người bạn thực sự sẽ là người có thể làm cho bạn cười ngặt nghẽo đến nỗi bạn không thể dừng lại được, là người làm cho bạn tin rằng thế giới này thật sự tốt đẹp, là người đã ngồi hàng giờ để thuyết phục bạn rằng thực sự cuộc đời vẫn chưa đóng lại với bạn và nó đang chờ bạn mở ra. Và khi bạn ngã qụy, thế giới quanh bạn dường như quá đen tối, trống rỗng thì người bạn ấy sẽ nâng bạn lên và lấp đầy những chỗ trống ấy. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói với bạn rằng: “ mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi”. Người bạn ấy có thể dắt bạn qua những phút giây khó khăn của cuộc sống lúc buồn và cả những lúc mệt nhoài .
Bạn bè là người mà khi ở cạnh họ bạn cảm thấy rất an toàn, bởi lẽ: bạn biết chắc chắn họ quan tâm đến bạn và khi bạn gặp vấn đề thì họ sẽ luôn có mặt để lắng nghe bạn. Người ấy sẽ goi điện cho bạn mà chẳng cần lý do nào, đơn giản chỉ vị họ muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào dù họ có ở cách xa bạn hàng trăm kilômét.
Một người bạn là người ngăn bạn đừng phạm sai lầm và giúp bạn nếu như bạn chẳng may sai sót. Và một người bạn sẽ luôn ở bên cạnh bạn. Họ nắm lấy bàn tay của bạn, họ dõi theo cuộc sống của bạn ngay khi bạn ở rất xa, dõi theo bạn không chỉ bằng mắt mà còn bằng cả trái tim nữa. Họ là người luôn gắn bó và ủng hộ bạn. Họ nắm lấy tay bạn để tiếp thêm cho bạn niềm tin và sức mạnh. Họ dõi theo từng bước của bạn trên cuộc đời này và ngược lại bạn cũng dõi theo cuộc sống của họ. Cuộc sống của bạn không còn như cũ nữa nếu như không có những người bạn ấy nữa.
Một người bạn là người ngăn bạn đừng phạm sai lầm và giúp bạn nếu như bạn chẳng may sai sót. Và một người bạn sẽ luôn ở bên cạnh bạn. Họ nắm lấy bàn tay của bạn, họ dõi theo cuộc sống của bạn ngay khi bạn ở rất xa, dõi theo bạn không chỉ bằng mắt mà còn bằng cả trái tim nữa. Họ là người luôn gắn bó và ủng hộ bạn. Họ nắm lấy tay bạn để tiếp thêm cho bạn niềm tin và sức mạnh. Họ dõi theo từng bước của bạn trên cuộc đời này và ngược lại bạn cũng dõi theo cuộc sống của họ. Cuộc sống của bạn không còn như cũ nữa nếu như không có những người bạn ấy nữa.
Tuy nhiên để có được một tình bạn như vậy thì tôi nghĩ rằng: bản thân chúng ta phải là một người bạn thật sự của họ. Bởi, cuộc sống này sẽ không có cái gì chỉ có “nhận” mà không “cho” đi bao giờ. Sống không chỉ để “nhận” từ người khác mà còn phải biết “cho” đi, nhưng khi ta “cho” đi không có nghĩa là mong “nhận” lại, mong người khác phải đền đáp công ơn của mình bỡi sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác. “ Chẳng phải tốn nhiều công sức mới làm cho người ta hạnh phúc. Chỉ là một cử chỉ nếu bạn biết cách; chỉ là một lời nói thích hợp. Chỉ là sự điều chỉnh nho nhỏ trong một cái chốt, cái vít hay một con ốc trong cỗ máy tâm hồn tinh xảo của bạn” (Frank Crane). Và nếu bạn đã tìm thấy một người bạn như thế, bạn đã cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ bởi vì bạn không còn lo âu, bạn đã có một tình bạn mãi mãi trong cuộc đời và nó sẽ không bao giờ kết thúc.
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
10 GƯƠNG MẶT TRẺ VIỆT NAM TIÊU BIỂU 2011
(Theo DÂN TRÍ)
10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu - Họ là ai?
(Dân trí) - Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu đã chính thức vinh danh 10 cá nhân ưu tú nhất thuộc 5 lĩnh vực hoạt động khác nhau. Và cùng khám phá những nỗ lực của họ trong thời gian qua để thành quả như ngày hôm nay…
>> Tác giả bài văn “lạ” trường Ams “trượt” Gương mặt trẻ VN tiêu biểu
>> Tác giả bài văn “lạ” trường Ams “trượt” Gương mặt trẻ VN tiêu biểu
1. Nguyễn Huy Hoàng
Giải Nhất kỳ thi HSG tỉnh lớp 12 THPT tỉnh Nghệ An môn Vật lý năm học 2010 – 2011
HCĐ Olympic vật lý châu Á năm 2011.
HCV Olympic vật lý quốc tế lần thứ 42 tại Thái Lan năm 2011.
Được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh nghệ An.
2. PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
Là PGS trẻ nhất Việt Nam (được phong năm 2011, khi anh 29 tuổi).
Năm 2008, khi mới 26 tuổi anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại đại học Umea (Thụy Điển).
Hoàn thành 23 bài báo khoa học, trong đó có 19 bài đăng ở tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, nhiều bài đăng ở các tạp chí trong nước, tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế.
Anh được nhiều Giáo sư nổi tiếng nước ngoài mời tham gia cộng tác. Hiện anh đang làm việc và nghiên cứu tại Viện Fourier, ĐH Grenoble (Pháp).
Công dân trẻ tiêu biểu Hà Nội năm 2011.
3. Vũ Trọng Thư
Thành lập phòng nghiên cứu không gian F Space, thực hiện dự án chế tạo vệ tinh nhỏ F-1 CubeSat, dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ tháng 7/2012 trên tàu vận tải HTV-3/HIL-A của JAXA.
10/2009: Được Liên đoàn vũ trụ quốc tế IAF trao học bổng tham dự Hội nghị Vũ trụ Quốc tế IAC thứ 60 tại Daejeon, Hàn Quốc, có bài trình bày về dự án F-1.
4/2010: Lần đầu tiên thực hiện thành công liên lạc radio qua phản xạ bề mặt Mặt trăng (Earth-Moon-Earth communication) giữa Hà Nội với các trạm radio tại Mỹ và Nga.
6/2010: Nhận học bổng tham dự khóa học Space Studies Program tại trường đại học vũ trụ quốc tế ISU ở Strasbourg, Pháp.
10/2010: Tham dự hội nghị IAC thứ 61 tại Praha, CH Czech có bài trình bày về chủ đề khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh Astcroid mining.
3/2011: Tham dự cuộc thi thiết kế chùm vệ tinh nhỏ Nanosatellte Mission Idea Contest, vào đến vòng chung kết và được mời trình bày tại trường Đại học Tokyo về ý tưởng chùm vệ tinh nhỏ giám sát tàu biển.
2/2012: Giải nhất cuộc thi thiết kế giải pháp công nghệ cứu ngư dân trước thảm họa bão do Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu EADS tổ chức tại Việt Nam, được mời tham dự Triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow 2012
3/2012: được giáo sư Nakasuka Shinichi, Khoa Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Trường Đại học Tokyo mời tham gia dự án UNIFORM chế tạo chùm vệ tinh nhỏ 50kg có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo cháy rừng sớm
4. Phạm Đức Thạch
Là thành viên của Hợp tác xã gồm 9 người. Quy mô trang trại chăn nuôi, tập trung đa con với diện tích 55 ha tạo việc làm cho 32 lao động. Tổng kinh phí đầu tư là: 13.093.000.000 đồng.
Số lượng con chăn nuôi: Gà: 20.000 con/năm, Hươu: 100 con/ năm, Bò: 120 con/năm, Nhím: 150 con/cặp, cá 60.000 con/lứa, lợn rừng 50 con/năm.Sản lượng sản phẩm hàng năm: Gà cỏ 20 tấn, nhung hươu 70kg , bê con lấy thịt 100 con, nhím con 250 cặp, lợn rừng 2,5 tấn, cá thịt 100 tấn.
Được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen liên tục từ năm 1999 đến năm 2006. Năm 2006 được Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Hà Tĩnh tôn vinh danh hiệu Thanh niên tiên tiến.
5. Lê Cát Trọng Lý
Năm 2009, được chọn hát trong chương trình của ca sĩ Fracis Cabrel tại Hà Nội.
Năm 2010, biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, tạo được dư luận tốt với 3 đêm diễn liên tục cháy vé; tham gia Festival Huế; tham gia lưu diễn văn hóa “Việt Nam ơi” tại Na Uy.
Năm 2011 tổ chức tua biểu diễn xuyên Việt hát cho cộng đồng, đạt hiệu ứng xã hội cao được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng và yêu mến.
Phát hành album đầu tay "Lê Cát Trọng Lý" vào ngày 20/1/2011
6. A Yung
Là Bí thư Chi đoàn luôn gương mẫu, nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn cấp trên phát động. Với đặc thù là Chi đoàn có 100% đoàn viên là người dân tộc thiểu số, tích cực tuyên truyền, vận động làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập tục lạc hậu từ đó tập hợp thanh niên tham gia vào làm công nhân và sinh hoạt tại chi đoàn nông trường. Quan tâm đến việc phát triển đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Tổ chức cho 100% đoàn viên ký cam kết và thực hiện tốt nội quy, an toàn vệ sinh lao động.
Luôn tiên phong trong việc tham gia vào tổ tự quản bảo vệ sản phẩm, bảo vệ vườn cây, tránh thất thoát sản lượng mủ của đơn vị. Là cá nhân có tỷ lệ vượt mức kế hoạch sản lượng cao nhất của đơn vị. Trong năm đã cùng với tổ khai thác được 103 tấn mủ quy khô đạt 102% kế hoạch được giao, nhận khoán chăm sóc vườn cây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua lao động sản xuất của nông trường. Tích cực tham gia phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cấp công ty và cấp ngành, cuối năm 2011 được bầu làm tổ trưởng tổ khai thác.
- Bằng khen của TGĐ tập đoàn Công nghiệp Cao Su VN năm 2010;
- Bằng khen của Ủy ban TƯ Hội LHTN Việt Nam năm 2010;
- Bằng khen của BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai năm 2009, 2011;
7. Nguyễn Thị Yến
- HCV giải VĐ Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam năm 2010
- HCV giải VĐTG tại Indonexia năm 2010
- HCV giải VĐ Đông Nam Á tổ chức tại Indonexia năm 2011
- HCV SEA Games 26
- HCV giải VĐ trẻ toàn quốc, HCV giải Cup các CLB Pencaksilat toàn quốc, HCĐ Đại hội TDTT toàn quốc năm 2010.
8. Hoàng Phạm Trà Mi
- Giải Nhất cuộc thi piano quốc tế F.Chopin tại Singapore.
- HCV liên hoan piano châu Á tại Cheoun Hàn Quốc năm 2010.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động Đoàn, Hội.
9. Nguyễn Sĩ Bính
Ngày 7/3/2011 trực tiếp trinh sát nội tuyến trong chuyên án 042L cùng lực lượng đánh án thành công bắt giữ các đối tượng trên Cửa khẩu Huổi Puốc-Mường Lói. Kết quả bắt giữ 3 đối tượng người Lào; 04 bánh hêrôin, 1 668 viên ma túy tổng hợp, 01 súng ngắn tự tạo, 4 viên đạn.
Ngày 2/10/2011 trực tiếp trinh sát nội tuyến trong chuyên án 051L bắt giữ 2 đối tượng; thu giữ 2 bánh hêrôin, 01 xe máy.
Ngày 8/10/2011 trực tiếp trinh sát nội tuyến trong chuyên án 052L bắt giữ 01 đối tượng người Mông; thu giữ 04 bánh hêrôin, 01 xe máy, 01 súng ngắn K54.
Ngày 20/10/2011 trực tiếp trinh sát nội tuyến trong chuyên án 053LV bắt giữ 02 đối tượng người Lào; thu giữ 10 bánh hêrôin, 38 kg thuốc phiện, 02 xe máy, 01 súng K59, 01 súng AK, 01 súng CKC, 32 viên đạn K59, 15 viên đạn K56, 01 quả lựu đạn, 25 cây vàng, 4 kg bạc trắng, 01 khối kim loại màu đen nặng 6kg (đối tượng khai là đồng đen), 120 triệu kíp Lào, 3000 NDT, 200 bạt Thái.
Từ 2009-2011 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Năm 2011: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bằng khen của Bộ An ninh tỉnh Phong Xa Lỳ-Nước Cộng hòa DCND Lào vì đã có thành tích xuất sắc trong chuyên án 053LV; 02 Bằng khen của UBND tỉnh Điện Biên.
Đang được Bộ Quốc phòng đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng 2.
10. Trần Trung Kiên
Từ 6/10 đến nay đã trực tiếp tham gia phá 13 chuyên án, bắt 30 đối tượng, thu giữ 11 bánh heroin, 600 viên ma túy tổng hợp, 1kg thuộc phiện, 10 xe môtô ,20 điện thoại di động cùng nhiều tài sản có giá trị khác lên quan đến các vụ án.
Ngoài ra đã tham mưu cho lãnh đạo đơn vị và trực tiếp tham gia phá thành công 02 chuyên án truy xét, bóc gỡ 02 đương dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh, bắt 12 đối tượng, làm rõ các đối tượng đã buôn bán vận chuyển hành chục bánh hêrôin như các chuyên án: Chuyên án 810 – A, chuyên án 112H, chuyên án 120B, chuyên án 221 – A, chuyên án 409 – T, chuyên án truy xét 1010A, chuyên án 2011G...
01 Huân chương chiến công hạng Nhì (năm 2011)
02 Bằng khen Bộ Công an (năm 2008, 2011)
Vũ Phong
(tổng hợp)
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
ĐỀ VĂN TỰ CHỌN
Từ các bài viết định hướng kiến thức chuẩn môn Công dân, vận dụng kiến thức viết các bài Nghị luận xã hội
I. Suy nghĩ về các tục ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn sau đây:
1. "Bạn cười thì mọi người cười với bạn. Bạn khóc thì chỉ khóc một mình"
2. "Con hát mẹ khen hay!"
3. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"
4. "Đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại!"
II. Đọc các câu chuyện sau đây và nêu suy nghĩ của bản thân:
1. http://yume.vn/tannew1012/article/gia-tri-song-dep-va-suy-nghi-dep-cua-gioi-tre-bao-dong-sos.35D26839.html
2. http://yume.vn/news/giai-tri/nguoi-noi-tieng/sao-viet-mot-khoe-cua.35A972C8.html
3. http://yume.vn/news/giai-tri/hau-truong/thu-cau-cuu-cua-quynh-anh-talent-thoi-bung-tranh-cai.35A972CA.html
I. Suy nghĩ về các tục ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn sau đây:
1. "Bạn cười thì mọi người cười với bạn. Bạn khóc thì chỉ khóc một mình"
2. "Con hát mẹ khen hay!"
3. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"
4. "Đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại!"
II. Đọc các câu chuyện sau đây và nêu suy nghĩ của bản thân:
1. http://yume.vn/tannew1012/article/gia-tri-song-dep-va-suy-nghi-dep-cua-gioi-tre-bao-dong-sos.35D26839.html
2. http://yume.vn/news/giai-tri/nguoi-noi-tieng/sao-viet-mot-khoe-cua.35A972C8.html
3. http://yume.vn/news/giai-tri/hau-truong/thu-cau-cuu-cua-quynh-anh-talent-thoi-bung-tranh-cai.35A972CA.html
TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
- NGUYỄN THỊ HOA
1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải sảy ra như thế chứ không thể khác được
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngầu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên (tất yếu) và ngẫu nhiên
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
Ví dụ
Cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào...
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, như Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, như Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.
Ví dụ
Sự xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản có quan điểm duy vật về lịch sử giữa thế kỉ XIX là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của thực tiễn xã hội. Nhưng người đầu tiên đó là C.Mác và PH. Ănghen lại là điều ngẫu nhiên.
Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ
Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
c. Ý nghĩa
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định sảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể sảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
Vì cái ngẫu nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ va vô vàng cái ngẫu nhiên. Do vậy, muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật.
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012
Một số phạm trù đạo đức học cơ bản
1. Phạm trù đạo đức học
Phạm trù đạo đức học là những
khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và
những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện
thực:
+ Phạm trù đạo đức học không chỉ
bao hàm những nội dung là thông tin về bản thân nó (nội dung thông báo) mà còn
mang nội dung đánh giá. Nghĩa là phạm trù đạo đức học còn đưa lại cho chúng ta
một hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng,
thái độ của con người đối với thế giới xung quanh họ.
+ Phạm trù đạo đức học mang tính
phân cực: Nghĩa là mọi vấn đề thuộc về đạo đức xã hội luôn được đánh giá một
cách rõ ràng: khẳng định hoặc phủ định. Chính vì điều này mà các phạm trù đạo
đức học luôn có phạm trù đối lập. Chẳng hạn, phạm trù hạnh phúc có phạm trù đối
lập là bất hạnh, đối lập với phạm trù lương tâm là vô lương tâm…Tuy nhiên,
trong đạo đức học thường nhấn mạnh phạm trù tích cực.
+ Phạm trù đạo đức học có sự kết
hợp giữa tính khách quan và tính chủ quan. Tính khách quan thể hiện sự phản ánh
các quan hệ xã hội và hành vi của con người và tính chủ quan thể hiện ở những
cảm xúc, trách nhiệm, lựa chọn và sự đánh giá của từng cá nhâ, nhóm người… và
trên thực tế, các quan niệm về đạo đức thay đổi qua các thời đại khác nhau và
các giai cấp khác nhau.
Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái
niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những
quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự,
nhân phẩm, hạnh phúc. Nhưng trong phạm vi của bài này tôi chỉ phân tích rõ nội
dung của một phạm trù của đạo đạo dức học mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là phạm
trù lương tâm.
Phạm trù lương tâm : các nhà đạo đức học đều
thống nhất với nhau rằng lương tâm là đặc trưng của đời sống cá nhân, là phạm
trù có tính phổ biến làm nên đạo đức của con người. Lương tâm được bắt nguồn từ
sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người và được quy định bỡi hoạt động của
cá nhân trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
a. Lương tâm là gì?
Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự
xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với
xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hành
vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm.
Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,
mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được những
điều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,
nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà
đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải và
điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn
cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng con
người đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có
lương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn
sàng làm điều ác, tàn bạo.
Vậy lương tâm là gì?
“Lương” là tốt lành.
“Tâm” là lòng.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều
chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã
hội
b. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử
Một số quan niệm về
lương tâm của đạo đức học của các nhà triết học trước Mác
- Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế
do đó nó tồn tại vĩnh viễn.
- Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của
mình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí.
- Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với con
người như là bẩm sinh.
- Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức
được điều thiện và lẽ công bằng.
Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định
lương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý
giải về lương tâm chưa khoa học.
Quan niệm về lương tâm
của đạo đức học Mác
Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhân
về sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặc
lương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.
Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ra
như thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.
Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng có
thiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổn
bấy nhiêu và ngược lại. Do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.
c. Nguồn gốc của lương tâm
Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài
từ ý thức đến tình cảm đạo đức:
- Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước
người khác và trước dư luận xã hội.
- Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thì
không chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chính
mình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.
- Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệm
trước điều thiện và lẽ công bằng. Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắt
đầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lương
tâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
- Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức con
người về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩa
vụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác,
còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thức
nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.
Lương tâm luôn tồn tại ở 2 trạng
thái
Khi thực hiện
những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá
nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sai
lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng
thía cắn rứt lương tâm.
Lương tâm dù
tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái
thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy
được tính tichs cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp
cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá
nhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt
lương tâm thì bị coi là vô lương tâm.
Lương tâm là
đặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởi
năng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còn
có tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạo
đức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đó
là sự công bằng và các giá trị phổ quát...
d. Vai trò của lương tâm trong sự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá
nhân
Lương tâm trong sạch khi hành vi
phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lương
thiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sự
thanh thản cho tâm hồn.
Nếu cảm giác lương tâm không
trong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫn
đến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảm
lương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thực
hiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúc
của con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.
Kant cho rằng sự tự đánh giá của
lương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhân
vật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hành
vi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.
Sự hình thành lương tâm phải là
một quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm,
tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6.
Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nó
nhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khó
khăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thường
xuyên cho suốt cả cuộc đời.
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải
ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và
tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ
giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn
nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự
giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực
hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã
hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.NGUYỄN THỊ HOA
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)