CHÀO MỪNG

Chào mừng bạn đến với blog Học Văn của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định - Mọi thông tin liên hệ, đóng góp bài vở, xin gửi về vankhoa11@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp với lớp trưởng Chuyên Văn khoá 11 Đỗ Lê Bảo Duyên - LPHT Trần Thái Diễm Chi

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

"Thành công" là gì?

"Thành công" là gì?

Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Dạo qua hiệu sách một vòng, tôi thấy mình choáng ngợp trên kệ sách với một loạt sách về thành công. Người thành công viết, người thất bại cũng viết. Bạn đọc và tôi cũng đọc. Vậy ta nghĩ gì về hai từ này. Chắc hẳn bạn cũng đang đi tìm kiếm cái mà mọi người cho là ‘thành công’. Ai cũng muốn gắn hai chữ ‘thành công’ với cuộc sống của mình. Tuy nhiên thế nào là thành công thì có nhiều cách hiểu khác nhau. Tôi dám chắc rằng 100 người đọc dòng này thì 100 người đều có những quan niện khác nhau:

  • Thành công là có chức vụ cao
  • Thành công là nhiều tiền
  • Thành công là đạt được mục tiêu
  • Thành công là được mọi người kính phục
  • Thành công là hơn tất cả mọi người trong lĩnh vực
  • ...

Với bạn thành công là gì? Tôi cũng có một quan niệm muốn chia sẻ với các bạn. Theo tôi thì có hai cách hiểu:

  • Thành công là hơn người khác. Theo cách này thì ta dễ dàng khinh rẻ người kém hơn mình. Để đạt được thành công họ thường tìm điểm yếu của người khác để so sánh, đẩy người khác xuống để tiến lên. Nhiều khi ta chỉ tập trung vào điểm yếu của người khác để chứng minh mình hơn họ. Nếu tư duy theo cách này thì ta sẽ thất vọng trong môi trường toàn người giỏi vì ta cố hết sức cũng chẳng bằng ai. Ta cũng sẽ không phát triển trong môi trường mà ta có lợi thế. Vì chẳng cần cố gắng thì ta vẫn cứ hơn người khác.

  • Tuy nhiên còn một cách nhìn khác: Thành công là chiến thắng bản thân. Nếu tiềm năng của bạn là 9 mà bạn đạt được 9 hay hơn 9 thì có nghĩa là bạn thành công. Tất nhiên nếu bạn đạt 8 thì bạn vẫn hơn tất cả những người khác. Khi đó bạn thành công so với người khác nhưng lại thất bại so với chính bạn. Nếu nhìn nhận theo cách này thì mỗi người đều thấy trách nhiệm của mình là phát huy tối đa tiềm năng của mình. Và vì vậy ta luôn nhìn thấy cơ hội để đạt được thành công lớn hơn bằng cách phát huy tiềm năng của chính mình. Vậy nên trong một tổ chức có rất nhiều người hơn mình thì bạn đừng vội t ti mà hãy đánh giá khả năng của mình và vươn lên. Chỉ so sánh với người khác khi có cùng điểm xuất phát và cùng tiềm năng.

Một triết lý đơn giản mà ai cũng biết đó là: Mỗi chúng ta tốt lên thì cả thế giới tự tốt lên. Vậy trách nhiệm của chúng ta là phát huy tối đa tiềm năng chính mình để thành công hơn trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét