Học Văn
Trang tư liệu và học tập môn Văn cho học sinh
Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
Macxim Gorki đã từng
nói:”Văn học là nhân học”. Thông qua một tác phẩm, ta có thể cảm nhận được rất
nhiều thế giới nội tâm chỉ cần thông qua môt hình ảnh và ngược lại từ một tác
phẩm ta có thể nhận ra được chân dung của nhà thơ ở trong ấy. Đại thi hào
Nguyễn Du như chúng ta đã biết là một con người có con mắt nhìn thấu tận sáu
cõi, cảm nhận tất cả nỗi đau khổ của thế gian, đồng thời những sáng tác của ông
còn thể hiện một tư chất nghệ sĩ rất riêng và cũng rất độc đáo mà tiêu biểu là
bài thơ “Độc tiểu thanh kí”:
Tây Hồ
hoa uyễn tẫn thành khư
Độc điếu
song tiền nhất chỉ thư
Nếu xét trong thực
tế của lịch sử, chúng ta biết rằng khi đi sứ sang Trung Quốc, nhà thơ chưa từng
đến Tây Hồ để ngắm cảnh. Nhưng chỉ thông qua một câu thơ, hình ảnh của toàn
không gian ở đó cứ như hiện hữu trước mắt người đọc. Một hình ảnh thiên nhiên
tươi đẹp, một bức tranh phong cảnh đầy sức quyến rũ nhưng chỉ một khoảnh khắc
và qua một chữ “tẫn” , tất cả những thứ ấy đã trở thành cát bụi, ngỡ như là một
giấc mộng phù du về một miền tiên cảnh, cảnh đẹp ấy chỉ còn là một gò hoang đầy
hoang sơ và ảm đạm. Chỉ có một trí tưởng tượng phong phú, một trí tuệ sắc sảo
thì cảnh sắc mới hiện lên sinh động như vậy. Và đặc biệt, chỉ cần một tập sách
nhỏ bên song cửa thì Nguyễn Du cũng đủ để có thể thương cảm, để tưởng nhớ cho
một người con gái hồng nhan bạc phận, nàng Tiểu Thanh. Để từ đó, tiếng thơ của
ông như xót xa, như thương cảm, như chất chứa bao nỗi hận của một kiếp người
đau khổ:
Chi
phấn hữu thần liên tử hậu
Văn
chương vô mệnh lụy phần dư
“Son phấn” là những
vật dụng dùng để điểm tô cho dung nhan của người phụ nữ thêm tươi tắn và là vật
luôn gắn bó với người phụ nữ mà cũng phải hận, phải thương tiếc cho người con
gái tài hoa. Còn “văn chương “ không mệnh thì lại bị đốt đi mang theo những dư
âm , những nỗi niềm cảm xúc của một người trẻ tuổi khao khát được hưởng hạnh
phúc như tắt lụi đi trong hư vô. Cả hai phương diện vê tài lẫn sắc Tiểu Thanh
đều có đủ nhưng ai oán thay nàng phải chịu đựng cảnh ghen tuông của người đời
và sự lạnh nhạt của người chồng đáng trách. Viết được như vậy, chắc chắn rằng
Nguyễn Du phải có một trí nhớ, sức tưởng tượng vô cùng phong phú đến mức nào,
ông mới có thể hiểu rõ Tiểu Thanh như vậy, để rồi từ đó đến hai câu luận tất cả
nhửng nguyên nhân, những nỗi niềm cảm xúc như thể hiện rỏ:
Cổ kim hận sự thiên
nan vấn
Phong
vận Kì oan ngã tự cư
Nói chuyện của ba
trăm năm trước nhung với óc quan sát tinh tế một trí nhớ sáng suốt, Nguyễn Du
đã nêu lên một vấn đề mang tính chất thời sự “cổ kim hận sự” tức là từ trước
đến giờ luôn tồn tại những nỗi oan ngiệt lạ lùng và từ đây, hình ảnh của một
nàng Kiều hiếu tình trọn vẹn bị cuốn vào những trận phong ba bão táp đầy gian
khổ, cô Cầm trong “Long Thành cầm giả ca” dạo lên nhửng bản đàn than thân trách
phận … đã hiện diện cùng với nàng Tiểu thanh và Nguyễn Du Sống với thời đại .
Lại đau khổ thay tất cả những bi ai đó dều xuất phát từ “cái nết phong nhã” vốn
không được chấp nhận trong xã hội lúc bấy giờ. Để có thể thấu hiểu được tất cả
những hoàn cảnh ấy, nhà thơ đã lấy cảm hứng từ trong đời sống, từ trong chất
liệu hiện thực và ngay cả trên chính bản thân của mình, một con người đã chịu
quá nhiều “mưa bụi” trong 15 năm lưu lạc.Vậy làm thơ để thuong thay cho người
khác nhưng sâu trong đó chính là Nguyễn Du đang thương thay cho bản thân mình
và đó chính là cá tính độc đáo ỡ trong tác giả. Để rồi bày tỏ nỗi niềm thương
tiếc ông đã lên tiếng hỏi những hậu thế:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân
khấp Tố Như
Trong suốt cuộc đời
của mình, Nguyễn Du đã không ngừng tìm kiếm một tri kỉ như Chung Tử Kì và Bá
Nha nhưng rồi ông đành thất vọng, đứng trước thế sự đầy những ngang trái, ông
đành phải bất lực mà gửi hồn mình vào người con gái cách đây ba trăm năm coi
mình như một con người đồng cảnh ngộ.Nhưng nỗi băn khoăn không biết rằng hậu
thế mang sau có đồng cảm , thương cho những thân phận bất hạnh như ong luôn là
một nỗi quan tâm lớn và ám ảnh nhà thơ suốt cuộc đời.
Qua toàn bộ bài thơ,
những biểu hiện của tư chất nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Du đã được thể
hiện rất cụ thể: một sự mẫn cảm đặc biệt, một bộ óc quan sát tinh tế, một trí
tưởng tượng sáng tạo, một cảm hứng sáng tạo , một trí tuệ, trí nhớ sắc sảo và
đặc biệt là cá tính độc đáo, tất cả đã làm nên một Nguyễn Du rất thật sống mãi
trong tác phẩm của mình. Ở ông luôn rộng mở tâm hồn chào đón tất cả mọi kiếp
người đau khổ. Vậy là một hậu thế của thời đại vẫn rợp ánh sáng của một tác gia
lớn, chúng ta hãy gửi cho cụ những giọt nước mắt đau thương, một trái tim
thương cảm luôn hướng về mọi người và cả cụ để những băn khoăn trằn trọc của
ông về hậu thế có thể tan biến thành cát bụi như hình bóng của Trương Chi biến
mất sau giọt nước mắt của nàng Mị Nương trong chén trà.
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
Chuyển giao thế hệ
Hôm nay, lớp VAk11 đã về thăm lớp đàn em Văn khóa 15 và có cuộc giao lưu thân mật trong giờ sinh hoạt. Tại cuộc họp mặt này, các học sinh cũ và mới đã có nhiều thông tin trao đổi và các đàn chị sẵn sàng giúp đỡ thế hệ đàn em học tốt các bộ môn. Trang Học Văn của Văn Anh khóa 11 sẽ được các em kế thừa, và tiếp tục phát triển theo định hướng của thầy phụ trách môn chuyên Trần Hà Nam.
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012
Về thơ Xuân Diệu thời Thơ Mới
VOV - Thơ và cuộc sống 9-9-2012 - phỏng vấn PCN Trần Hà Nam về thơ Xuân Diệu
Thầy Trần Hà Nam trả lời phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam - phát trong chương trình Thơ và cuộc sống trên VOV1 ngày 9 - 9 - 2012.
Có chút đính chính: Bài "Cha đàng Ngoài mẹ ở đàng Trong" không phải bài "Về thăm huyện quê hương đổi mới"
Thầy Trần Hà Nam trả lời phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam - phát trong chương trình Thơ và cuộc sống trên VOV1 ngày 9 - 9 - 2012.
Có chút đính chính: Bài "Cha đàng Ngoài mẹ ở đàng Trong" không phải bài "Về thăm huyện quê hương đổi mới"
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012
Giao lưu - Đàn ghi ta của Lorca (BTV)
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Giá trị truyền thống con người Bình Định
(Tóm tắt Theo giáo trình Tình hình và nhiệm vụ địa phương tỉnh Bình Định)
Bình Định là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Bana, Chăm, H'rê (người bản địa) và người Kinh.
Lớp người Việt đầu tiên định cư ở Bình Định vốn phần lớn là những lưu dân được dùng để khai khẩn mảnh đất vừa khắc nghiệt vừa giàu tiềm năng này. Như vậy, "tổ tiên" của người Kinh ở Bình Định phần lớn là những người cùng cực dưới xã hội phong kiến, từ miền Bắc (chủ yếu là Bắc Trung bộ) vào định cư, lập nghiệp. (...)
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ... Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí... Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn... Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII - XVIII, Quy Nhơn - Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng
- Thời kì phong kiến
- Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 - 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(...) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) - một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 - 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (...) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi... Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké...
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
TỔNG HỢP ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MỘT SỐ BÀI VIẾT VÀ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DO THẦY TRẦN HÀ NAM BIÊN SOẠN
https://docs.google.com/document/d/1QBefchU0BSqjCZR-bMGmZbRmogdowa8LL1U060bHWvg/edit
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)