Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút
Đề chính thức
Câu 1: (2 điểm).
Thành phần biệt lập là gì? Xác định thành phần biệt lập trong các phát ngôn sau và nêu giá trị biểu cảm của nó:
a) “Hẳn có lẽ, vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” (Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
b) “Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)
Câu 2: (2 điểm).
Đọc đoạn kết câu truyện “Người con gái Nam Xương” dưới đây:
“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
Hãy phân tích ý nghĩa của đoạn kết trên.
Câu 3: (6 điểm).
Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) để làm rõ cảm hứng nhân văn của tác giả.
Đề chính thức
Câu 1: (2 điểm).
Thành phần biệt lập là gì? Xác định thành phần biệt lập trong các phát ngôn sau và nêu giá trị biểu cảm của nó:
a) “Hẳn có lẽ, vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” (Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
b) “Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)
Câu 2: (2 điểm).
Đọc đoạn kết câu truyện “Người con gái Nam Xương” dưới đây:
“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
(Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện
NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962)
NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962)
Hãy phân tích ý nghĩa của đoạn kết trên.
Câu 3: (6 điểm).
Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) để làm rõ cảm hứng nhân văn của tác giả.
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét