KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm học 2011-2012
Đề chính thức Môn: NGỮ VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài:150 phút
Ngày thi: 18/6/2011______________
Câu 1:(2 điểm)Thời gian làm bài:150 phút
Ngày thi: 18/6/2011______________
a) Chỉ ra nghĩa của từ "điếc" trong các lần dùng sau:
-Làm điếc tai người ta.
-Củ lạc này bị điếc.
-Người này bị điếc
-Cái chuông này bị điếc
-Củ lạc này bị điếc.
-Người này bị điếc
-Cái chuông này bị điếc
"Sương......đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh"
("Thăm lúa" - Trần Hữu Thung)
Lần lượt đặt các từ đọng, treo vào chỗ trống, nêu giá trị biểu cảm của câu thơ trong mỗi lần dùng. Theo em, từ nào hay hơn, vì sao?Câu 2: (3điểm)
Bàn về việc đọc sách, có ý kiến cho rằng:"Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần" ("Bàn về đọc sách" - SGK Ngữ Văn lớp 9 - Tập hai - Tr.4 - NXBGD - 2009).
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 3 (5 điểm)
Cảm nhận của em qua hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí - Chính Hữu)
Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
----------HẾT-----------
sao ko co dap an vay? !!!!!!...........
Trả lờiXóaĐề mới thi xong, đáp án chờ Sở chấm, công bố sẽ có!
Trả lờiXóaGỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trả lờiXóaCâu 1: a) Ví dụ 3 là nghĩa gốc: sự khuyết thiếu của cơ quan thính giác, làm mất khả năng nghe, không thể tiếp nhận được âm thanh. Các nghĩa từ điếc còn lại là nghĩa chuyển.
- Làm điếc tai...: không thể nghe được vì quá ồn
- Củ lạc này bị điếc: không thể phát triển hoàn chỉnh
- Cái chuông này bị điếc: không thể tạo ra âm thanh nghe được
b) Nguyên văn câu thơ:
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Từ đó, cho thấy giá trị biểu cảm của từ treo đắt hơn!
- Nếu để từ đọng: chỉ đơn thuần là chỉ vị trí, sắc thái biểu cảm trung hòa
- Để từ treo: tạo nên cảm nhận sinh động về giọt sương
Câu 2: Cần bảo đảm bài văn có ba phần
Mở bài: nêu cách đọc sách hiệu quả theo ý kiến của Chu Quang Tiềm
Thân bài: - Nêu vế 1: "đọc 10 cuốn sách mà chỉ lướt qua" : không cảm nhận được nội dung ý nghĩa, thái độ hời hợt khi lĩnh hội. Mất thời gian, vô bổ.
- Vế 2 : "đọc một cuốn sách 10 lần" - nắm vững, hiểu kĩ, tiếp thu được kiến thức bổ ích, ... là cách đọc đúng đắn.
Kết bài: Liên hệ bản thân, rút ra phương pháp đọc hiệu quả.
Câu 3: Luận đề: vẻ đẹp hình tượng người lính qua cách thể hiện độc đáo, mang dấu ấn phong cách riêng
1. Mở bài: Giới thiệu 2 tác phẩm ở hai chặng đường: chống Pháp và chống Mỹ - ấn tượng độc đáo từ 2 đoạn thơ.
2. Thân bài:
A. Khái quát sơ bộ về 2 bài thơ: Đồng chí - cảm hứng về người lính xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp - vẻ đẹp giản dị (3 câu kết là điển hình vẻ đẹp); Bài thơ về tiểu đội xe không kính - người lính lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ (khổ đầu mở ra cách tiếp cận vẻ đẹp). Bút pháp hiện thực nhưng vẫn rất giàu chất lãng mạn, phác họa rõ tâm hồn chiến sĩ qua cách cảm nhận mới mẻ độc đáo.
B. Cảm nhận vẻ đẹp từng đoạn thơ: (nét độc đáo riêng biệt)
- Đoạn thơ Đồng chí: tham khảo sách BT Ngữ Văn 9 tập 1, chú ý: không gian hiện thực gian khổ khắc nghiệt - tư thế của đồng chí kề vai sát cánh - thái độ bình thản. Hình ảnh giàu sức biểu cảm, đậm chất thơ "súng - trăng": hiện tại chiến đấu - tương lai hòa bình - vừa tả thực vừa tượng trưng. Cách nói giản dị, sâu sắc
- Đoạn thơ mở đầu bài của PTD: Hình dung đầy đủ hiện thực khốc liệt, thái độ bình thản, ung dung của những người làm chủ, tình yêu đất nước, tầm nhìn bao quát, sự tập trung cao độ... Cách diễn đạt mộc mạc, khỏe khoắn...
C. Hợp: sự gặp gỡ trong bút pháp, hình ảnh, cảm hứng về người lính cách mạng. Sự phát triển của hình tượng từ chống Pháp tới chống Mỹ.
- Qua 2 đoạn thơ, cảm nhận về vẻ đẹp con người thời đại - hướng tới tình cảm và nhận thức sâu sắc về anh Bộ đội Cụ Hồ.
3. Kết bài: Liên hệ thực tiễn về vẻ đẹp người chiến sĩ gắn với vẻ đẹp đất nước. Tình cảm của bản thân...
(quan trọng nhất ở phần này là năng lực diễn đạt và chất Văn trong bài làm, năng lực cảm thụ từ ngữ - hình ảnh - giọng điệu...; nhận ra giá trị tạo hình - biểu cảm)