- Đỗ Lê Bảo Duyên
Văn học trung đại đã có biết bao bài thơ hay nói về những cuộc chia li nhuốm đầy tâm trạng đau khổ , lưu luyến , bịn rịn không thể nguôi trong lòng kẻ ở , người đi . Cảnh chia li của đôi vợ chồng trẻ trước khi người chồng ra trận cũng vậy. Ở đó chất chứa biết bao nỗi niềm sầu thương , đau khổ , dằn vặt của người chinh phụ khi phải nhìn theo bóng chồng dần mờ mịt theo từng lớp mây đưa ....
Mở đầu đoạn trích là khung cảnh vắng lặng , mênh mông , nhuốm đãm tâm trạng , nỗi niềm . Đoàn quân đã xa lắm rồi , tiếng địch chỉ còn là những âm thanh vang vọng trong không gian , những hàng cờ giờ chỉ là những chiếc bóng xa mờ giữa mù khơi ... Người chinh phu đã bước ra chiến trường với khát vọng "công ,hầu ,khanh ,tướng" để lại người vợ trẻ với nỗi cô đơn, bơ vơ đang dày vò , xâu xé tâm can . Khi tất cả đã dần tan biến , chỉ còn lại người chinh phụ đối diện với chính mình , với sự cô đơn vò võ , bàng hoàng ngơ ngẩn trước cảnh vật mang đậm màu nhớ thương. Nàng nhìn dải mây , ngọn núi xanh biếc mà lòng chợt đượm buồn:
"Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà"
Nàng dõi theo hình bóng chồng với nỗi niềm lẻ loi, đơn chiếc . Hình bóng người chồng như dần tan theo những áng mây xa mờ kia , chỉ còn lại nàng bơ vơ "phòng không chiếc bóng" mà buồn ngẩn ngơ về nỗi cô đơn riêng mình. Lớp mây , rặng núi kia sao nỡ tàn nhẫn chia đôi mối tình đẹp đẽ vừa mới chớm nở? Nhưng dẫu vậy , đôi vợ chồng trẻ luôn hướng về nhau , lo lắng cho nhau dù cách xa nghìn trùng . Người chinh phu ở ngoài chiến trường có lẽ đang lo lắng cho vợ , cũng giống như người vợ đang lo lắng cho chồng ở " cõi xa mưa gió" với bao hiểm nguy , bất trắc có thể rình rập bất cứ lúc nào . Người chồng ra đi , để lại nàng thui thủi bên "buồng cũ chiếu chăn" lạnh ngắt , trống vắng đến vô cùng . Cũng buồng cũ đó , chiếu chăn đó nhưng giờ chỉ còn lại nàng với nỗi buồn mong nhớ , chỉ biết ngày đêm trông ngóng về nơi xa xôi , mong được nhìn thấy hình bóng của chồng , dù đã bị mây núi che khuất :
"Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh"
Bút pháp ước lệ được sử dụng khá thành công ở hai câu thơ trên như càng tô đậm thêm nỗi niềm sầu muộn của nàng. Nỗi buồn , niềm thương nhớ của người chinh phụ như hòa vào trong không gian , trải ra như ngàn núi , phủ kín cả trời như mây , để rồi chất chứa cùng năm tháng. Nàng biết, ở bên kia chiến tuyến , người chồng cũng đang dõi đau đáu đôi mắt hướng về phía quê nhà, cũng với biết bao tâm trạng rối bời, đau khổ , mong nhớ. Đôi vợ chồng trẻ ở trong hoàn cảnh thật đáng thương! Kẻ ra đi , người ở lại nhưng vẫn cố "ngoảnh lại", "trông sang" , để mong được nhìn thấy nhau , thỏa nỗi mong nhớ chất chứa trong lòng:
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng..."
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng..."
Hàm Dương và Tiêu Tương , nơi hai dòng sông chia lìa đôi ngả không có điểm gặp nhau nào , cũng giống như người chinh phu và chinh phụ giờ đây đã cách nhau đến nghìn trùng muôn dặm . "Tiêu Tương" và "Hàm Dương" kia vô tình đã làm khoảng cách giữa đôi vợ chồng trẻ càng tăng thêm. Họ giờ đây chỉ còn biết gởi niềm thương nhớ vào trong cảnh vật , mong được đến ngày gặp lại , vợ chồng sum họp , tận hưởng hạnh phúc bên nhau . Nhưng hiện thực cuộc sống tréo ngoe làm lòng người đau khổ . Nỗi buồn thương , day dứt đọng lại trong hai tâm hồn như chất chứa , dồn nén để rồi trào ra giữa nương dâu xanh mướt :
"Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
"Xanh xanh " là từ láy chỉ màu sắc gợi nên sự trùng điệp của "biết mấy ngàn dâu" . Màu xanh lạnh buốt tê tái cõi lòng , chất tầng tầng lớp lớp như chính nỗi niềm của đôi chinh phu - chinh phụ . Dường như ở họ có sự gặp gỡ , đồng điệu giữa cảm xúc và tình cảm , khi đã "cùng trông lại" để mong chờ một điều gì đó thân quen nhưng lại quá xa xăm bởi không gian ngăn cách quá lớn khiến họ không thể thoát ra khỏi chuỗi cảm xúc buồn thương ,mong nhớ . Càng cố mong ngóng, cố hy vọng khi "cùng trông lại" thì họ lại càng tuyệt vọng khi "cùng chẳng thấy" , thay vào đó là những nương dâu xanh ngắt nối tiếp nhau chất chứa nỗi niềm đau khổ , mong mỏi của người ở lại nhìn ra chân trời xa xăm mong tin chồng . Giữa không gian mênh mông bao la, nỗi niềm người chinh phụ đối diện với chính mình , với nỗi cô đơn , đau khổ không biết tỏ cùng ai , bất chợt bật ra thành lời như mang theo sự trách móc số phận , mang theo nỗi niềm bi thương :"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?" . Câu hỏi vọng lên từ đáy lòng người chinh phụ thể hiện tâm trạng cô đơn , lẻ loi , mong nhớ của mình , nhưng cũng đồng thời cũng là câu hỏi chất vấn tầng lớp thống trị đương thời, lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây ra bao đau khổ , vùi dập hạnh phúc lứa đôi và khát vọng sống trong tình yêu và hạnh phúc của con người.
Cả đoạn trích hiện lên chỉ với một chữ "sầu" . Nỗi sầu khi người phụ nữ phải lìa xa chồng , một mình đối diện với nỗi cô đơn đáng sợ, thui thủi với nỗi niềm bơ vơ , mong nhớ của mình . Nhưng cũng đồng thời qua đó gợi niềm thương cảm đối với số phận người chinh phụ và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nhớ chồng tha thiết ...
- Có một số nhận xét khá tinh tế, nhưng khai thác chi tiết còn chưa thật bám văn bản để khai thác nghệ thuật dùng từ trong bản diễn ngâm.
Trả lờiXóa- Ý khái quát tốt.