Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 – Nâng cao
HỌC KÌ I - Năm học 2010-2011
--------------------
I. Nội dung ôn tập :
A. Phần Văn học :
1. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
2. Tác gia văn học :
- Tác gia Nguyễn Đình Chiểu
- Tác gia Nguyễn Khuyến
3. Văn bản văn học :
- Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
- Lẽ ghét thương (Trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Tự tình II (Hồ Xuân Hương)
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
- Câu cá mùa thu ; Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến)
- Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
- Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo ; Đời thừa (Nam Cao)
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
B. Phần Tiếng Việt :
1. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
2. Luyện tập về hiện tượng tách từ
3. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
4. Ngữ cảnh
5. Luyện tập về tách câu
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí
C. Phần Làm văn :
1. Thao tác lập luận phân tích - Luyện tập.
2. Thao tác lập luận so sánh.
II. Cấu trúc đề thi :
1. Đề thi gồm 2 phần :
Phần 1 (3 điểm) : Trắc nghiệm kiến thức Văn học và Tiếng Việt (15 câu)
Phần 2 (7 điểm) Tự luận
Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học
2. Thời gian làm bài : 90 phút (không kể phát đề)
III. Dạng thức đề : (Phần tự luận - Những câu hỏi sau đây chỉ mang tính chất minh hoạ)
1. “Hỏi thời ta phải nói ra – Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).
Viết bài văn bàn về “lẽ ghét thương” trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu
3. Phân tích cảnh cho chữ cảm động trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
4. Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
4. Phân tích ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa
5. Phân tích và bình luận tính cách của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Nguyễn Huy Tưởng).
---------------- Hết ----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét